Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (mới) Hồ Văn Mười trao đổi với người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại phường Xuân Trường - Đà Lạt.

Nỗ lực phục vụ người dân tốt hơn

Từ ngày 1/7/2025, 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp, sáp nhập cùng mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức được triển khai trên cả nước, mục tiêu cao nhất và xuyên suốt nhằm hướng tới nền hành chính quản trị hiện đại, sâu sát, gần dân, vì nhân dân phục vụ.

Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh Địa điểm tưởng niệm Thanh niên xung phong ga Núi Gôi.

Ký ức không quên

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ga xép Núi Gôi nằm trên tuyến đường sắt huyết mạch gắn liền với những chiến công oanh liệt, lòng dũng cảm, xả thân hy sinh bảo đảm thông suốt các chuyến tàu chở hàng hóa, vũ khí, đạn dược và những đoàn quân chi viện cho chiến trường miền nam.

Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (mới) trao các Quyết định bổ nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh | MAI VĂN BẢO

Sinh ra từ làng, lớn lên cùng đất nước

Ðã hơn nửa tháng trôi qua, kể từ ngày 1/7. Như con tàu rời ga không tránh khỏi chộn rộn, rung lắc lúc đầu, guồng máy lãnh đạo từ cơ sở đến tỉnh, thành phố đã từng bước làm quen mô hình mới - chính quyền địa phương hai cấp.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình (Hà Nội) khóa XIV.

Tiêu chuẩn và cơ cấu

Vẫn là câu chuyện tưởng như đã bàn tới bàn lui, nhưng lại luôn luôn nóng, nảy sinh nhiều tranh luận nhất. Vào “mùa” đại hội Ðảng các cấp, “mùa” sắp xếp tổ chức, bố trí lại cán bộ, chuyện dùng người càng trở nên cần kíp.

Nhiều bằng khen của các cấp, ngành là phần thưởng động viên chị Tạ Thị Thu Hương tiếp tục làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng.

Chị Hương “10 dìu 1”

Núi sông cách trở, người miền cao bên đỉnh núi Cà Ðam, núi Chúa gắn kết cộng đồng, chung tấm lòng chia ngọt, sẻ bùi dẫu cái ăn cái mặc đôi khi còn lo từng ngày, từng tháng.

Bác Hồ đọc Báo Nhân Dân tại chiến khu Việt Bắc. Ảnh | Tư liệu

Người sáng lập, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam

Bước vào làng báo từ năm 1917, nhờ thông minh và khổ luyện, chịu khó học hỏi, Bác Hồ đã trở thành một người viết báo xuất sắc. Những di sản quý báu của Người, trong đó có tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh sáng mãi trong lòng những người cầm bút, trong sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam.

Bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh đăng trên Báo Nhân Dân ngày 29/5/1987.

Tiếp nối “Những việc cần làm ngay” trong kỷ nguyên mới

Cả nước ta vừa long trọng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và sắp tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. Chúng ta không bao giờ quên công ơn trời biển của Bác Hồ - người đã đặt nền móng cho sự ra đời và xây dựng nền Báo chí cách mạng Việt Nam.

Báo Thanh Niên số 71, ra ngày 28/11/1926.

Về nơi ra đời Báo Thanh Niên ở Quảng Châu

Ngày 21/6/1925, tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các thành viên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã tổ chức viết bài, biên soạn, in ấn, phát hành số 1 - báo Thanh Niên.

Nỗ lực phục vụ người dân tốt hơn
Tháo gỡ điểm nghẽn thể chế cho kinh tế số
Ký ức không quên
Sinh ra từ làng, lớn lên cùng đất nước
Tiêu chuẩn và cơ cấu
Chị Hương “10 dìu 1”
Người sáng lập, người thầy vĩ đại của báo chí cách mạng Việt Nam
Tiếp nối “Những việc cần làm ngay” trong kỷ nguyên mới
Phát huy vai trò “mạch dẫn tri thức - kết nối niềm tin”
Về nơi ra đời Báo Thanh Niên ở Quảng Châu
Nhà báo Hữu Thọ. Ảnh | TRẦN HẢI

Người trao truyền lửa nghề cả khi vắng mặt

Nhiều người nhớ nhà báo Hữu Thọ như một cây bút sắc sảo, một Tổng Biên tập có bản lĩnh, một người làm nghề có tư tưởng, luôn tỉnh táo và bền bỉ trong những giai đoạn đầy chuyển động của báo chí cách mạng. Với tôi, ký ức đầu tiên về ông lại đến từ một ứng xử rất đời thường mà đầy ấm áp.

Các bạn trẻ hào hứng với phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tạo sóng thúc đẩy công nghiệp văn hóa

Thời gian gần đây, nhiều ấn phẩm của Báo Nhân Dân phát hành trong các dịp lễ lớn được độc giả hào hứng đón nhận, thậm chí trở thành hiện tượng gây sốt trên mạng xã hội. Hình ảnh từng đoàn người xếp hàng nối nhau dài cả cây số suốt nhiều giờ đồng hồ để chờ nhận báo gây bất ngờ lớn với cộng đồng.

PGS, TS Nguyễn Thị Minh Thái trả lời phỏng vấn tại buổi họp báo.

Nghiệm sinh về nghề báo của tôi

Nguyễn Du đại thi hào, từng ngẫm nghĩ, với sự từng trải thấm thía, về cái gọi là “đoạn trường”, như cả cuộc đời dài, mà ai cũng phải sống qua, phải nếm trải, và cuối cùng, dù là ai, thì cũng phải “qua cầu mới hay”.

Nhà báo, BTV Lê Hoàng Linh.

Hãy làm nghề bằng cả lý trí và trái tim

Ðó là bài học quý giá mà biên tập viên (BTV) Lê Hoàng Linh, Trưởng phòng Chuyên mục Chính trị-Kinh tế, Ban Truyền hình Ðối ngoại (VTV4), Ðài Truyền hình Việt Nam nhận được từ nhiếp ảnh gia kỳ cựu 86 tuổi Thomas Billhardt, sau khi thuyết phục được ông trở thành khách mời đặc biệt của chương trình Talk Vietnam cách đây hai năm.

Ca sĩ Thành Lê.

Người “viết báo” bằng... âm nhạc

Trong bề dày lịch sử 77 năm của Ðoàn ca nhạc Ðài Tiếng nói Việt Nam (nay là Nhà hát Ðài Tiếng nói Việt Nam), “Sao Mai” Thành Lê có 15 năm gắn bó và đồng hành cùng đồng nghiệp trong đội hình tác nghiệp độc đáo nhất làng báo: những người “viết báo” bằng… âm nhạc.

Nhà báo Nghiêm Sỹ Thái (trái) những năm tháng làm báo ở chiến trường.

Nhà báo chiến trường và những trang nhật ký

Ðọc những dòng chữ trong nhật ký đã nhòe mờ, ký ức những năm tháng sinh tử với nghề hồi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ùa về trong hồi tưởng của nhà báo Nghiêm Sỹ Thái. Ông từng là Trưởng phân xã Thông tấn xã Giải phóng Thừa Thiên Huế. Tất cả ngỡ như mới vừa xảy ra, dẫu chiến tranh đã lùi xa nửa thế kỷ.

Biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như đỉnh non cao tự giấu hình

“Như đỉnh non cao tự giấu hình/ Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh...” là hai câu trong bài thơ dài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu. Trọn cuộc đời “vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ” của Bác Hồ, lòng nhân ái, bao dung, đức tính khiêm tốn, giản dị của Người cũng chính là lẽ sống, là bài học lớn cho các thế hệ người Việt Nam.
Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở công viên Montreau, thành phố Montreau.

Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước và tình đoàn kết quốc tế

Nước Pháp có gắn bó đặc biệt với quãng thời gian hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là chặng đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước vào năm 1911 và cũng là nơi Người trở lại vào năm 1946 với tư cách là nguyên thủ quốc gia của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ quyền. 
Toàn cảnh hội trường Kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV. Ảnh | DUY LINH

Tạo cơ sở hiến định cho sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 là nội dung đặc biệt quan trọng được trông đợi tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV. Ðây không chỉ là một bước đi về mặt lập hiến, mà còn là tín hiệu chuyển mình mang ý nghĩa chiến lược: thể chế hóa kịp thời các kết luận, chỉ đạo quan trọng của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa kiểm tra các sản phẩm sữa đang kinh doanh trên địa bàn huyện Hoằng Hóa. Ảnh | LÊ NAM

SOS: HÀNG GIẢ!

Không còn là hiện tượng cá biệt, hàng giả - từ sữa bột, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng cho đến bột ngọt, nước mắm, gia vị - đang bủa vây người tiêu dùng Việt Nam.
GS,TS Nguyễn Quốc Sửu

GS,TS Nguyễn Quốc Sửu, Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công: “Làm luật theo tư duy kiến tạo để mở đường, dẫn dắt, trao quyền và bảo vệ”

“Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới vừa được ban hành không chỉ điều chỉnh kỹ thuật làm luật, mà còn chấn chỉnh triết lý làm luật - hướng tới một nền pháp quyền hiện đại, hiệu lực và kiến tạo phát triển” - đó là nhận định của GS,TS Nguyễn Quốc Sửu, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Phó Giám đốc Học viện Hành chính và Quản trị công. Trao đổi với phóng viên Nhân Dân hằng tháng, ông cũng chia sẻ những góc nhìn sắc sảo về các “nút thắt” thể chế cần tháo gỡ, phương pháp tiếp cận mới để nâng cao năng lực kiến tạo của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Nhà báo Hà Đăng - Ảnh: HOÀNG NHƯỠNG

Người “chấp bút” tại Hội nghị Paris

“Ðường lối ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” của chúng ta không phải “gió chiều nào xoay chiều ấy”, nói như thế là không hiểu. Trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam” là thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, rễ tre cắm sâu bền chắc dưới lòng đất, nên dù gió có thổi thế nào cũng luôn đứng vững, không bao giờ đổ.

Tranh: VŨ ĐÌNH TUẤN

Bản lĩnh & khát vọng Việt Nam

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đại thắng mùa Xuân đã kết thúc chiến tranh, thu non sông về một mối, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Ảnh | THÀNH ĐẠT

Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới mạnh giàu

Tháng 4 năm 2025, đất nước Việt Nam đã đi qua nửa thế kỷ hòa bình, thống nhất. Nhân loại đã đi qua một phần tư thế kỷ 21. Kỷ nguyên mới đã gõ cửa từng nhà, thiêng liêng mà bình dị. Nhìn lại lịch sử, hướng tới tương lai, ta bỗng thấy thêm quý, thêm yêu những trang sử hào hùng dân tộc và vững tin đi tới.
Dũng sĩ Võ Thị Trong, năm 17 tuổi. Ảnh | NVCC

Nữ du kích gan dạ và lá thư thời chiến

Hay tin chị Võ Thị Trong, người cựu Ðội trưởng Ðội nữ du kích Củ Chi vừa nhận “Huy hiệu 55 năm tuổi Ðảng”, đồng thời được Thành ủy TP Hồ Chí Minh tặng bằng khen đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền, tôi chạy lên phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, thăm và chúc mừng chị. Thấy chị như trẻ ra, hồ hởi chia sẻ về ký ức một thời...
Đại tá Đặng Văn Tới (bên trái) và Trung tá Đào Mạnh Hồng.

Từ máu lửa giữa trùng khơi tới những nếp nhà ngói mới

“Nhiều người chỉ nghĩ Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch từ bắc vào nam, nhưng chúng tôi cũng là những người tham gia chiến dịch đó, giải phóng Trường Sa cũng là một phần của chiến dịch đó”, Ðại tá Ðặng Văn Tới - cựu chiến binh tham gia giải phóng Trường Sa - nhớ lại những ngày này 50 năm trước.
Ông Nghiêm Kình cùng vợ và con gái, năm 1956.

Huyền thoại “Hổ chột Ðường 9”

Cuộc đời binh nghiệp trải qua biết bao gian khổ, hy sinh, với trái tim nhiệt huyết, Chính ủy Nghiêm Kình đã sống và chiến đấu hết mình vì niềm tin giành độc lập, tự do, đất nước thống nhất. Dày dạn kinh nghiệm làm công tác tuyên huấn, với biệt tài diễn thuyết, giỏi thuyết phục người nghe, ông đã truyền cảm hứng yêu nước cho cán bộ, chiến sĩ bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng tiến về phía trước, xả thân vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Anh hùng A Sanh.

Thực hư chuyện “người lái đò tên gọi A Sanh”

Mấy năm nay, huyện Ia Grai của tỉnh Gia Lai tổ chức một giải thể thao truyền thống, là giải đua thuyền độc mộc tranh cúp A Sanh. Giải ngày một đông, thu hút khá nhiều vận động viên tham gia và khán giả tới xem, cổ vũ, đã được tổ chức tới lần thứ 5.
Già làng K’Diệp kể về những kỷ vật cất giữ cẩn thận hàng chục năm qua.

Ký ức thời kháng chiến bảo vệ buôn làng

Ở vùng đất đại ngàn nam Tây Nguyên, hầu như mỗi ngọn núi, dòng sông và trên những buôn làng tươi mới hôm nay, đều in dấu một thời lửa đạn. Lịch sử đã khắc ghi những tên đất, tên buôn và những người lính Cụ Hồ, cựu du kích kiêu hùng. Chiến tranh đã lùi xa, màu xanh hòa bình đã thay màu cỏ úa. Song, những câu chuyện thời chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, buôn làng vẫn vẹn nguyên trong ký ức của những cựu chiến binh, cựu du kích người đồng bào dân tộc thiểu số.
Bà Trần Thị Dung (tên cha mẹ đặt là Nguyễn Thị Tám) xúc động khi đoàn tụ với anh, chị mình.

Hòa bình chỉ thật sự bắt đầu từ ngày đoàn tụ

Ðã 50 năm trôi qua kể từ khi kết thúc chiến tranh. Ðối với một sự kiện lịch sử thì nửa thế kỷ là khoảng lùi vừa đủ để đánh giá, chiêm nghiệm. Năm 2000, khi ý tưởng chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” vừa được manh nha từ những câu chuyện ly tán trong cuộc chiến, tôi đã nghĩ đến dấu mốc 2025 này, và mong vết thương chiến tranh mau lành, ngủ yên trên những trang sử.
Các cựu chiến binh thăm Địa đạo Củ Chi nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Kỳ quan trong lòng đất kể câu chuyện lịch sử

Johan, 34 tuổi, đến từ Bỉ, chưa từng nghĩ rằng có một ngày anh sẽ bò qua những đường hầm chật hẹp, nơi từng là căn cứ bí mật của Quân Giải phóng miền nam Việt Nam trong chiến tranh. Mùi đất ẩm, bóng tối, những lối đi ngoắt ngoéo khiến anh không khỏi hồi hộp. “Tôi có cảm giác như đang bước vào một thế giới khác, nơi quá khứ vẫn còn hiện hữu”- Johan nói.
Ðại sứ Bùi Thế Giang

Hành trình từ đối đầu đến đối tác chiến lược toàn diện

Năm 2025, đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng: kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước; 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Mỹ, 80 năm Quốc khánh... Quan hệ Việt Nam-Mỹ đã có nhiều chuyển biến lớn trong quan hệ giữa hai quốc gia. Nhân dịp này, phóng viên Báo Nhân Dân có cuộc trò chuyện với Ðại sứ Bùi Thế Giang, Phó Chủ tịch Hội Việt-Mỹ, nguyên Phó trưởng Phái đoàn Ðại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị TP Hồ Chí Minh được xem như “mắt thần” giúp phát hiện sớm, xử lý nhanh sự cố giao thông đô thị. Ảnh | MINH QUÂN

Bứt phá để dẫn đầu đổi mới, sáng tạo

Là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP Hồ Chí Minh đang đứng trước một cơ hội lớn mang tính lịch sử: Trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của đất nước và khu vực. Trong bối cảnh Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, việc TP Hồ Chí Minh bứt phá để dẫn đầu kỷ nguyên sáng tạo không chỉ là nhu cầu nội tại, mà còn là sứ mệnh lịch sử.
Công chức xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân. Ảnh | KHÁNH AN

Tinh gọn bộ máy & thị trường lao động

Ông Bạch Ngọc Chiến từng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định và Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Nhưng ở tuổi 53, ông đã tự nguyện từ chức để theo đuổi đam mê cá nhân và tạo ra giá trị cho xã hội.
Các đại biểu bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ phường Quang Trung khóa XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Kỳ vọng một nhiệm kỳ khởi sắc, đột phá

Ðược chọn tổ chức đại hội điểm, vinh dự song hành cùng trách nhiệm. Một số Ðại hội Ðảng bộ phường trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công cho thấy đánh giá trung thực, toàn diện kết quả nhiệm kỳ 2020-2025, nhấn mạnh những thành tích nổi bật, rút ra bài học kinh nghiệm nhưng cũng thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, khuyết điểm, chỉ rõ nguyên nhân từ đó xác định phương hướng, mục tiêu, giải pháp bám sát tình hình thực tế và có tính khoa học, khả thi cao.
Cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh | KHÁNH AN

Bây giờ, hoặc không bao giờ!

Những ngày tháng 3 này, một sự kiện chính trị thu hút trí tuệ, tâm tư, công sức của các tổ chức đảng cùng nhiều cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương. Ðó là việc thực hiện “Kết luận 127”.