Quãng đời học sinh tươi đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn bó dưới mái trường Nguyễn Gia Thiều với biết bao kỷ niệm nên sau này, dù bận trăm công nghìn việc, Tổng Bí thư vẫn sắp xếp thời gian về thăm trường và luôn dành sự quan tâm, tình cảm trân quý với ngôi trường xưa.
Trong ký ức của những bạn bè Văn khoa Tổng hợp từng gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư là một người hiền hậu, giàu lòng thương người; nghiêm túc và tận tụy với công việc và lấy hiệu quả công việc làm chính.
Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…
Buồn! Buồn thật, và quá buồn! Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâm bệnh trong chuyến đi công tác địa phương cách đây mấy năm, toàn Đảng, toàn dân đều biết, đều quan tâm, lo lắng. Nhưng mấy năm qua, chúng ta yên tâm hơn về sự phấn đấu kiên cường của Tổng Bí thư chống lại bệnh tật và tuổi cao, khi trên vai còn trọng trách của Đảng, của nước và nhân dân giao phó.
PGS, TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, không giấu được niềm xúc động khi chia sẻ với Nhân Dân cuối tuần những suy ngẫm của ông về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người mà cá nhân ông muốn gọi là "một người anh" trong đại gia đình văn nghệ sĩ Việt Nam hôm nay.
Trong những ngày tháng 7 này, nhiều bài báo, bài viết, thước phim, dòng chia sẻ kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi bật trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhân dân bày tỏ tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ, tiếc thương khi biết Tổng Bí thư không còn nữa. Được công tác và làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Tạp chí Cộng sản, tôi xin chia sẻ đôi dòng cảm nghĩ về Đồng chí.
Ngày 9-6-2012 (cách đây 12 năm), nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2012) và 82 năm Ngày Tạp chí Cộng sản xuất bản số đầu tiên (5-8-1930 - 5-8-2012), Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã về thăm, làm việc với cán bộ, phóng viên và biên tập viên của Tạp chí Cộng sản. Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu tâm sự, ghi nhận kết quả và căn dặn cán bộ Tạp chí Cộng sản.
Còn nhớ, tôi và đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng thế hệ công tác tại Tạp chí Cộng sản. Khi đó, chúng tôi là lớp thế hệ trẻ nên còn nhiều lo lắng, bỡ ngỡ, nhưng chúng tôi đã luôn động viên nhau cùng tiến bộ trong điều kiện tự học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ công tác.
Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cơn bão lần thứ tư của đại dịch Covid-19, rất nhiều khó khăn, thử thách đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết. Tuy nhiên, một mặt trận cũng không kém phần nóng bỏng, cam go, quyết liệt là mặt trận phòng, chống tham nhũng.
Bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời trúng và đúng những vấn đề đảng viên, cán bộ, nhân dân cũng như học giả, chính khách nước ngoài quan tâm.
Một người yêu nước - người mà chúng tôi muốn xướng tên không ai khác, là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lòng yêu nước của một nhân cách, một tâm hồn lớn Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lòng dân thật sâu đậm.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in về ấn tượng của mình sau khi được nghe báo cáo viên báo cáo chuyên đề “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”. Đó là khoảng năm 1990, khi ấy tôi vừa tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế chính trị, mới được nhận vào công tác tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với chúng tôi - lớp cán bộ trẻ mới được nhận về công tác tại Tạp chí Cộng sản vào năm 1992 - ấn tượng đối với đồng chí Tổng Biên tập Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo uy nghiêm, mực thước, điềm đạm và cũng rất mực tình cảm, ấm áp, thấm đẫm nhân văn, tình người, thể hiện qua những cử chỉ, lời nói, ứng xử thường ngày.
Không ít người dân đã không cầm được nước mắt khi xem lại 44 bức ảnh về cuộc đời đầy giản dị của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được trưng bày tại trụ sở Báo Nhân Dân.
Suy cho cùng, cuộc đời mỗi người đâu chỉ cần nhà cửa, ôtô thôi đâu, còn cần nhiều thứ khác nữa chứ: danh tiếng, sự kính trọng của đồng nghiệp, của con cái, bạn bè và sự tự hào của chính bản thân khi cống hiến cho đất nước, dù là những thứ rất nhỏ mà thôi.
Những ống kính máy ảnh, máy quay phim và ngòi bút của các phóng viên đã kịp ghi lại những hình ảnh vô cùng xúc động trong hai ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở hai đầu Tổ quốc.
Trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần về thăm Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Lời kêu gọi cả nước chống dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khắc họa sâu sắc hình ảnh của một Việt Nam quật cường, kiên định, có truyền thống anh hùng, luôn đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống và tinh thần ấy càng cần thiết được khơi dậy và phát huy trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan rất nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, trong đó có “tâm dịch” Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía nam và Thủ đô Hà Nội.
Nhiều bài nói, bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư hết sức sâu sắc, gần gũi, có sức lay động, truyền cảm hứng cho mỗi đảng viên và mỗi người dân, củng cố niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước.
Cứ 5 năm một lần, Đảng ta tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc, đó là một việc bình thường, cứ hết nhiệm kỳ là Đại hội. Nhưng lần này sao thấy khác quá! Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, không chỉ trong nước mà còn có cả kiều bào ta ở nước ngoài.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, tối 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Cho đến những giây phút cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn dành trọn vẹn tâm sức cống hiến cho Đảng, cho dân. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương ngời sáng, suốt đời học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, với quyết tâm chính trị rất cao, kiên quyết, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng và chính đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Cho đến những giây phút cuối cùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn dành trọn vẹn tâm sức cống hiến cho Đảng, cho dân. Cuộc đời và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tấm gương ngời sáng, suốt đời học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, có tầm nhìn chiến lược, với quyết tâm chính trị rất cao, kiên quyết, kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng và chính đốn Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin của nhân dân.
Khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) hay tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), điều bất cứ ai cũng có thể nhận thấy, ngoài cơ quan chức năng, lực lượng thanh niên tình nguyện của Thủ đô đã hỗ trợ rất tận tình, hiệu quả đối với những người đến viếng.
Đứng hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng gắt, người dân kiên nhẫn xếp hàng để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Dòng người trải dài hàng chục km, từ Nhà tang lễ Quốc gia tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Linh xa đi qua, tiếng khóc lẫn những lời vĩnh biệt như nghẹn lại. Họ mong đất nước sẽ có thêm những người lãnh đạo tiếp tục kế thừa và phát triển sự nghiệp mà Tổng Bí thư đã để lại.
Hàng nghìn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc đã về Hà Nội, nghiêm ngắn đứng trên vỉa hè, dọc hành trình di chuyển linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ Nhà tang lễ Quốc gia về Nghĩa trang Mai Dịch, để được cúi đầu tiễn biệt người cộng sản xuất sắc, hết lòng vì Đảng, vì nước, vì dân về với đất mẹ. Nghĩa tình đồng bào, những ngày này, khiến bất kỳ người con Việt nào cũng thấy ấm lòng vì sự sẻ chia và giúp đỡ.
Hòa chung nỗi mất mát, tiếc thương cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thế “giới người hiền”, với nhiều người dân trên mọi miền Tổ Quốc, Tổng Bí thư như một người thân trong gia đình, một tấm gương mẫu mực, một cuộc đời trọn vẹn dâng hiến cho Tổ quốc, cho nhân dân.
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, quân dân huyện đảo Trường Sa bàng hoàng, xúc động; tiếc thương nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc mà bình dị, trọn đời vì nước, vì dân. Biến đau thương thành hành động, quân dân Trường Sa nguyện đem hết sức mình xây dựng huyện Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước, là pháo đài vững chắc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Cùng với hàng triệu trái tim trong cả nước, cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La trang nghiêm, xúc động, kính trọng, hướng lòng về Thủ đô trong Lễ tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những ngày qua, hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân (là những bạn bè, đối tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên) từ khắp nơi trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên trung ương và địa phương.
Biết tin Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong hai ngày 25 và 26/7, hàng chục đoàn kiều bào và cá nhân từ khắp mọi miền của Thái Lan đã tới thủ đô Bangkok để gửi lời tiễn biệt tới nhà lãnh đạo đặc biệt xuât sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Những lời tiếc thương, cảm phục, những dòng cảm xúc ngưỡng mộ Tổng Bí thư do phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Thái Lan ghi nhận.
Trái tim lớn của ông vừa ngừng đập sau 80 tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong đó trọn 30 năm trong cơ quan Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với hơn 13 năm là Tổng Bí thư.
Khi nghi thức thượng cờ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được thực hiện tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) nhiều người dân đã không kìm được nước mắt. Tại khu vực Nhà tang lễ Quốc gia, hàng chục nghìn người dân xếp hàng vào viếng, bày tỏ niềm xúc động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong ngàn vạn người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều sự tiếc nuối, hụt hẫng; nhiều kỷ niệm được nhắc nhớ và thể hiện từ nỗi lòng của nhân dân kính yêu ông; trong đó, có nhiều nhân sĩ, trí thức, doanh nhân đã bày tỏ lòng thành kính khi nhắc đến việc làm và hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lúc sinh thời.