Trong tuần này, Báo Nhân Dân tổ chức triển lãm ảnh ý nghĩa về cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tại trụ sở 71 Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Với 80 năm tuổi đời, 57 năm tuổi Đảng, trong mọi hoàn cảnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn nghiêm khắc rèn giũa và thể hiện đầy đủ phẩm chất “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Đặc biệt là phong cách giản dị, sâu sát quần chúng ở Tổng Bí thư đã thực sự lay động lòng người.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là một nhà lãnh đạo, một chính khách nổi tiếng được nhân dân cả nước kính trọng và bạn bè quốc tế nể phục vừa là một nhà khoa học, nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Tổng Bí thư đã có nhiều cống hiến to lớn về mặt lý luận với nhiều tác phẩm có giá trị.
Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng Bí thư đã khẳng định: “Công tác xây dựng Đảng luôn luôn là nhiệm vụ then chốt của Đảng, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng nước ta” và “phải tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng với tinh thần tích cực và kiên quyết, mạnh mẽ, nhằm tạo ra một bước chuyển biến rõ rệt hơn nữa trên các mặt”.
Với 80 năm tuổi đời, gần 57 năm tuổi Đảng, 14 năm trên cương vị Tổng Bí thư, hơn 2 năm trên cương vị Chủ tịch nước, hơn 5 năm trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, nhà lý luận, đã có những công lao, đóng góp to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, được trao tặng phần thưởng cao quý nhất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam - Huân chương Sao Vàng.
Những thầy, cô giáo, lứa học sinh nơi mái trường xưa mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng theo học chia sẻ những kỷ niệm trân quý về một con người vô cùng bình dị, khiêm nhường.
Trong cuộc đời sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều câu nói thấm thía về công cuộc xây dựng đất nước, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Với Đại sứ Saadi Salama, Tổng Bí thư không chỉ là một lãnh đạo về chính trị, ngoại giao mà còn là đại diện tiêu biểu cho nền văn hóa, văn minh của dân tộc Việt Nam.
Chống tham nhũng quyết liệt, hiệu quả để giữ gìn và phát triển thịnh vượng, là chủ trương nhất quán Đảng, Nhà nước ta trong liên tiếp 3 nhiệm kỳ Đại hội Đảng gần đây. Người khởi xướng công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với “Chiến dịch đốt lò”; người đã hiện thực hóa quyết tâm đó thành những hành động cụ thể, tạo đột phá và giành được những kết quả tích cực, không ai khác là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Quốc hội, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Qua đó thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược sâu sắc về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đồng thời phản ánh sự quan tâm, sâu sát của ông với hoạt động của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tận tụy làm việc, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng đến hơi thở cuối cùng. Bên cạnh những đóng góp lớn lao cho sự phát triển của đất nước, cho công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, chúng ta sẽ mãi ghi nhớ hình ảnh một người lãnh đạo sáng ngời đạo đức cách mạng, là tấm gương sáng của sự bình dị và cao quý.
13h38’ ngày 19/7/2024, trái tim của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ngừng đập. Cho đến giây phút cuối đời, đồng chí vẫn dành toàn tâm, toàn ý cho công việc của Đảng, của dân. Đặc biệt, gần ba nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng toàn Ðảng lãnh đạo xây dựng đất nước đạt nhiều thành tựu quan trọng. Uy tín, vị thế của đất nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Là một nhà lãnh đạo kiệt xuất nhưng lại rất đỗi bình dị, khiêm tốn, chân thành, gần gũi sâu sát thực tế, gắn bó với nhân dân và luôn lắng nghe ý kiến của quần chúng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nhà tư tưởng, nhà văn hóa có tầm nhìn chiến lược.
Là một người con của Thủ đô Hà Nội, sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gắn bó sâu sắc và luôn dành tình cảm đặc biệt, gần gũi và thân thương nhất với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô.
Đến nay Quốc hội đã trải qua 15 khóa với rất nhiều thăng trầm cùng lịch sử phát triển của đất nước. Mỗi khóa Quốc hội đều có những dấu ấn riêng biệt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lập pháp, giám sát cũng như quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Một trong những tư tưởng được coi là xuyên suốt và vẫn có giá trị thực tiễn đối với hoạt động ngày nay của Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, đó là tư tưởng Quốc hội vì dân.
Trong những năm tháng công tác, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm, tin yêu, kỳ vọng vào thế hệ trẻ. Tổng Bí thư luôn khẳng định thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, rường cột của quốc gia; đồng thời, có nhiều định hướng, chỉ đạo, truyền cảm hứng cho thanh niên, tổ chức Đoàn phát triển.
Đứng hàng tiếng đồng hồ dưới trời nắng gắt, người dân kiên nhẫn xếp hàng để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Dòng người trải dài hàng chục km, từ Nhà tang lễ Quốc gia tới Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Linh xa đi qua, tiếng khóc lẫn những lời vĩnh biệt như nghẹn lại. Họ mong đất nước sẽ có thêm những người lãnh đạo tiếp tục kế thừa và phát triển sự nghiệp mà Tổng Bí thư đã để lại.
Ngày 25/7/2024, hàng vạn người dân Việt Nam đã tới Nhà tang lễ tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều người bắt xe từ sáng sớm lên Hà Nội, xếp hàng một ngày dài để nói lời tiễn biệt Tổng Bí thư. Đêm muộn, dòng người xếp hàng dài, tiếng thổn thức ở lối ra Nhà Tang lễ vẫn không dứt.
Trong suốt quá trình điều trị, mặc dù có lúc mệt mỏi, nhưng Tổng Bí thư vẫn luôn cố gắng, tập từng bước để sức khỏe bình phục trở lại. Có lúc không muốn ăn, Tổng Bí thư vẫn cố gắng ăn theo tiêu chuẩn để có được sức khỏe tiếp tục làm việc. Với các cán bộ y tế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một vị lãnh đạo mộc mạc, gần gũi, và dành toàn tâm, toàn ý cho công việc vì Đảng, vì Nước, vì Dân cho tới những phút cuối đời.
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đặc biệt quan tâm và dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc. Tổng Bí thư đã có nhiều bài viết, bài phát biểu có tính khái quát cao, tổng kết lý luận và thực tiễn, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng, định hướng cho sự phát triển của ngành văn hóa, trong đó văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong buổi làm việc ngày 22/7, Quốc hội Ấn Độ (Hạ viện và Thượng viện) đã bày tỏ sự chia buồn sâu sắc nhất với lãnh đạo và nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa là một nhà lãnh đạo, một chính khách nổi tiếng được nhân dân cả nước kính trọng và bạn bè quốc tế nể phục vừa là một nhà khoa học, nhà lý luận xuất sắc của Đảng. Tổng Bí thư đã có nhiều cống hiến to lớn về mặt lý luận với nhiều tác phẩm có giá trị.