Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết: "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà Lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân" của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith, những thành quả phát triển kinh tế-xã hội đáng ngưỡng mộ của Việt Nam thời gian qua là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà văn hóa uyên bác, một nhân cách mẫu mực, người con rất mực hiếu đễ và nhân văn của Nhân dân ta đã không còn nữa. Đây là sự mất mát to lớn của Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta và Nhân dân ta. Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người lãnh đạo kiên trung, trọn đời vì nước vì dân!
Lúc sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24-11-2023, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” nhấn mạnh, đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Vì vậy, cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang lý luận, thực tiễn quý giá, định hướng phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Đây là nhận xét của tờ New York Times về di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, dẫn lại trong bài viết về những dấu ấn lãnh đạo của Tổng Bí thư từ góc nhìn phát triển kinh tế. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ với bạn đọc.
Công trình "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa được phát hành đã có đóng góp to lớn, nhiều mặt vào kho tàng lý luận của Đảng, như lý luận về đường lối đổi mới; về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị…, qua đó, có tác dụng định hướng quan trọng với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nhân kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Xuất phát từ góc nhìn thực tiễn, bài viết đưa ra những lý lẽ sâu sắc, luận cứ, lý giải thuyết phục, tạo cơ sở niềm tin vững chắc vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Ngày 11/8/2021, phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhấn mạnh: Cán bộ, đảng viên mà trước hết là người lãnh đạo đừng bị cám dỗ bởi những lợi ích xấu xa, phải biết trọng liêm sỉ, giữ danh dự, bởi: “Danh dự mới là điều thiêng liêng, cao quý nhất!”.
Thực tế khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đang tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, nhất là việc gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Ðảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội.
Tham nhũng và tiêu cực đều làm mất đi sự trong sạch của bộ máy Đảng, Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ. Do đó, công tác phòng, chống tham nhũng phải gắn liền, đồng bộ với công tác phòng, chống tiêu cực, nhất là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Tư tưởng và các nội dung qua cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng , tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận diện và chỉ rõ "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" - cái gốc của tham nhũng, tiêu cực và rộng hơn chính là của tội phạm tham nhũng.
Xây dựng văn hóa liêm chính là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay. Văn hóa liêm chính là nền tảng để xây dựng ý thức và thực hành liêm chính của cán bộ, đảng viên trong Đảng và hệ thống chính trị.
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có giá trị cao cả về lý luận và chỉ đạo thực tiễn.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là một tổn thất to lớn đối với Đảng và nhân dân ta. Đảng ta mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc, tài đức vẹn toàn. Chúng tôi mất đi người Anh Cả nhân hậu, chí tình, người đồng chí gương mẫu, chu toàn.
Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định rõ: “Chúng ta cần sự phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội” và cho rằng, phải chăng những mong ước tốt đẹp đó chính là một trong những “giá trị đích thực của chủ nghĩa xã hội và cũng chính là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi”.(1)
Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Những ngày qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hết sức đau buồn, tiếc thương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng và từ biệt chúng ta. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với gia đình Tổng Bí thư đã ra Thông cáo đặc biệt về sự kiện này.
Khi thông tin chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần được phát đi, đoàn viên, người lao động cả nước đón nhận với tâm trạng bàng hoàng, mất mát, đau thương.
Sinh thời, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thấu hiểu “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn trăm bài diễn văn tuyên truyền” theo tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Thị Thinh chia sẻ lại những cảm xúc, kỷ niệm trong quá trình tham gia biên tập hơn 20 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo toàn diện về văn hóa thông qua cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Tác phẩm gửi gắm những thông điệp sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư đối với đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ và những người làm công tác văn hóa.
Theo ông Đào Duy Quát, phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn phát triển kinh tế xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo sát sao, cụ thể, có thể thấy qua việc sửa luật về đất đai vừa qua.
Cuốn sách Kiên quyết, kiên trí đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh tổng kết thực tiễn phong phú chặng đường 10 năm từ khi Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, do đồng chí Tổng Bí thư làm Trưởng ban; rút ra những vấn đề ở tầm lý luận về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định hướng những giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gồm 612 trang. Cuốn sách có 3 phần, trình bày một cách hệ thống những quan điểm, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư theo từng nhóm vấn đề góp phần làm sáng rõ bước phát triển trong tư duy lý luận của Đảng về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Tháng 11/1973, trên chuyên mục "Sinh hoạt tư tưởng" của Tạp chí Cộng sản có đăng bài viết "Bệnh sợ trách nhiệm" của đồng chí Nguyễn Phú Trọng với bút danh "Người xây dựng". Khi đó, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là biên tập viên của Tạp chí Cộng sản. Nửa thế kỷ đã đi qua, đọc lại bài viết này và liên hệ với tình hình hiện nay, chúng ta có rất nhiều điều suy ngẫm.
Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu một vài ý kiến hướng ửng bài viết “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng .
Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Ðại hội XII của Ðảng, Trung ương đã nhận định, công tác xây dựng Ðảng đã đạt được kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhất quán quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt nhiều kết quả rất quan trọng, đóng góp những bài học quý về lý luận và thực tiễn.
Xây dựng Ðảng về chính trị thường được đặt lên hàng đầu khi bàn về bốn mục tiêu xây dựng Ðảng: Chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức. Bốn mục tiêu có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, thậm chí ở những mức độ và cách thể hiện khác nhau, các mục tiêu thâm nhập vào nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, mỗi mục tiêu có nội hàm và những khía cạnh đặc trưng cần được làm rõ và nhấn mạnh.
Từ việc nghiên cứu bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, tác giả rút ra những vấn đề cần quán triệt trong công tác đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình hiện nay.
Cuốn sách "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là công trình lý luận kết tinh trí tuệ của Đảng và nhân dân Việt Nam; là sự quán triệt, thể hiện và khẳng định nội dung, giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cuốn sách cũng đồng thời hàm chứa những chỉ dẫn sâu sắc, quý báu đối với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp sâu sắc đối với sự phát triển lý luận của Đảng về quyền con người. Những quan điểm của Tổng Bí thư sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và định hướng quan trọng cho các hoạt động về quyền con người trong thời kỳ mới.
“Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ đóng vai trò của người đứng đầu mà còn là một nhà chiến lược, kiến tạo nên những định hướng cơ bản và then chốt trong đường lối bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời đại mới”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng viết trong phần thứ 3 của cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tôi đọc nhiều lần bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 được in trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.