Ngày 20/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp đón Tổng thống LB Nga Vladimir Putin thăm chính thức Việt Nam. Trước đó, ngày 13/12/2023, Tổng Bí thư hội đàm với Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình tại Hà Nội. Ngày 10/9/2023, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden tới Hà Nội, theo lời mời của Tổng Bí thư. Ba chuyến công du của các lãnh đạo những cường quốc hàng đầu thế giới ấy, có lẽ, phần nào phác họa tầm vóc cũng như di sản của Tổng Bí thư, trong lĩnh vực đối ngoại.
Căn phòng nơi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nằm điều trị những ngày cuối đời vẫn được giữ vẹn nguyên. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hồng vẫn giữ thói quen hằng ngày, gấp chăn, gối, lau bàn làm việc, xếp các chồng tài liệu và báo chí gọn vào góc. Vừa làm, Hồng vừa nén những giọt nước mắt vào trong. Với những cán bộ y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hơi ấm, tình cảm và nụ cười lạc quan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dường như vẫn còn nơi đây…
Cũng như đồng bào ở trong nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đang trải qua quãng thời gian đặc biệt, có bao tâm sự muốn thổ lộ, bao tâm tình muốn sẻ chia…
Quãng đời học sinh tươi đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gắn bó dưới mái trường Nguyễn Gia Thiều với biết bao kỷ niệm nên sau này, dù bận trăm công nghìn việc, Tổng Bí thư vẫn sắp xếp thời gian về thăm trường và luôn dành sự quan tâm, tình cảm trân quý với ngôi trường xưa.
Sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần lúc 13 giờ 38 phút, ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, hưởng thọ 80 tuổi. Cả đất nước đồng lòng đi qua những ngày đau buồn, mất mát...
Trong những ngày tháng 7 này, nhiều bài báo, bài viết, thước phim, dòng chia sẻ kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nổi bật trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhân dân bày tỏ tình cảm yêu quý, ngưỡng mộ, tiếc thương khi biết Tổng Bí thư không còn nữa. Được công tác và làm việc với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Tạp chí Cộng sản, tôi xin chia sẻ đôi dòng cảm nghĩ về Đồng chí.
Ngày 9-6-2012 (cách đây 12 năm), nhân dịp kỷ niệm 87 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2012) và 82 năm Ngày Tạp chí Cộng sản xuất bản số đầu tiên (5-8-1930 - 5-8-2012), Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã về thăm, làm việc với cán bộ, phóng viên và biên tập viên của Tạp chí Cộng sản. Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu tâm sự, ghi nhận kết quả và căn dặn cán bộ Tạp chí Cộng sản.
Còn nhớ, tôi và đồng chí Nguyễn Phú Trọng cùng thế hệ công tác tại Tạp chí Cộng sản. Khi đó, chúng tôi là lớp thế hệ trẻ nên còn nhiều lo lắng, bỡ ngỡ, nhưng chúng tôi đã luôn động viên nhau cùng tiến bộ trong điều kiện tự học hỏi, trau dồi kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ công tác.
Trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với cơn bão lần thứ tư của đại dịch Covid-19, rất nhiều khó khăn, thử thách đặt ra đòi hỏi phải được giải quyết. Tuy nhiên, một mặt trận cũng không kém phần nóng bỏng, cam go, quyết liệt là mặt trận phòng, chống tham nhũng.
Bài viết Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trả lời trúng và đúng những vấn đề đảng viên, cán bộ, nhân dân cũng như học giả, chính khách nước ngoài quan tâm.
Một người yêu nước - người mà chúng tôi muốn xướng tên không ai khác, là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lòng yêu nước của một nhân cách, một tâm hồn lớn Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lòng dân thật sâu đậm.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in về ấn tượng của mình sau khi được nghe báo cáo viên báo cáo chuyên đề “Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân”. Đó là khoảng năm 1990, khi ấy tôi vừa tốt nghiệp đại học, chuyên ngành kinh tế chính trị, mới được nhận vào công tác tại Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đối với chúng tôi - lớp cán bộ trẻ mới được nhận về công tác tại Tạp chí Cộng sản vào năm 1992 - ấn tượng đối với đồng chí Tổng Biên tập Nguyễn Phú Trọng là một người lãnh đạo uy nghiêm, mực thước, điềm đạm và cũng rất mực tình cảm, ấm áp, thấm đẫm nhân văn, tình người, thể hiện qua những cử chỉ, lời nói, ứng xử thường ngày.
Chúng tôi rất vui mừng khi được biết Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ xuất bản một cuốn sách về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam dựa trên bài viết mẫu mực của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc hành trình của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cuộc chiến đấu chống lại mọi kẻ xâm lược là những chương đầy cảm hứng và thú vị cho thế giới đương đại và hậu thế. Việt Nam có vinh quang đánh bại tất cả các thế lực đế quốc trên toàn cầu. Việt Nam có di sản lý luận của đồng chí Hồ Chí Minh vĩ đại là một trong những ví dụ điển hình cho việc chủ nghĩa xã hội có thể được thực hiện trong một trật tự thế giới cạnh tranh cao và làm thế nào để bảo vệ lợi ích của nhân dân và quốc gia.
Sâu sắc, chặt chẽ, dễ hiểu, mang tính lý luận cao…, đó là cảm nhận cá nhân tôi khi đọc tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành tháng 1/2022.
45 năm làm việc trong ngành giáo dục, thầy giáo Lê Đức Giảng đã “đưa đò” cho rất nhiều thế hệ học trò nên người thành đạt, cống hiến lớn cho đất nước, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Suy cho cùng, cuộc đời mỗi người đâu chỉ cần nhà cửa, ôtô thôi đâu, còn cần nhiều thứ khác nữa chứ: danh tiếng, sự kính trọng của đồng nghiệp, của con cái, bạn bè và sự tự hào của chính bản thân khi cống hiến cho đất nước, dù là những thứ rất nhỏ mà thôi.
Nhiều bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài đồng loạt thay ảnh đại diện trên các trang cá nhân thành hình cờ rủ hoặc hình của Tổng Bí thư để tưởng nhớ nhà lãnh đạo đáng kính, tài đức vẹn toàn của cả dân tộc.
Những "bức thư" có đoạn: Chúng cháu, những thế hệ trẻ đi sau, nguyện sẽ luôn khắc cốt ghi tâm, cố gắng học tập và không ngừng phát triển để làm rạng danh Tổ quốc ở nơi đất khách quê người…”.
Mỗi ngày, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã đón tiếp hàng trăm lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó có những người bạn Mỹ yêu Việt Nam.
Những ống kính máy ảnh, máy quay phim và ngòi bút của các phóng viên đã kịp ghi lại những hình ảnh vô cùng xúc động trong hai ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở hai đầu Tổ quốc.
Những câu chữ như những dòng tâm sự từ trái tim viết cho người thân yêu của mình được các bạn trẻ viết trong sổ tang khi đến viếng Tổng Bí thư ở Đại sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur.
Người Việt tại Anh luôn ghi nhớ chỉ đạo của Tổng Bí thư về bảo tồn văn hóa dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, trong đó kiều bào là bộ phận máu thịt không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân.
Trên cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã 3 lần về thăm Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Trong hai ngày quốc tang 25 và 26/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Tanzania đón 23 đoàn đến viếng, tiễn đưa Tổng Bí thư và ghi sổ tang, trong đó có cơ quan đại diện ngoại giao đoàn, đại sứ quán các nước.
Lời kêu gọi cả nước chống dịch của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khắc họa sâu sắc hình ảnh của một Việt Nam quật cường, kiên định, có truyền thống anh hùng, luôn đùm bọc lẫn nhau. Truyền thống và tinh thần ấy càng cần thiết được khơi dậy và phát huy trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan rất nhanh ở nhiều tỉnh, thành phố của nước ta, trong đó có “tâm dịch” Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía nam và Thủ đô Hà Nội.
Nhiều bài nói, bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư hết sức sâu sắc, gần gũi, có sức lay động, truyền cảm hứng cho mỗi đảng viên và mỗi người dân, củng cố niềm tin của dân với Đảng và Nhà nước.
Cứ 5 năm một lần, Đảng ta tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc, đó là một việc bình thường, cứ hết nhiệm kỳ là Đại hội. Nhưng lần này sao thấy khác quá! Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta, không chỉ trong nước mà còn có cả kiều bào ta ở nước ngoài.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa phương trên cả nước, tối 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có Lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch Covid-19.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mất đi là một tổn thất lớn lao của Đảng và đất nước ta và tạo ra sự hụt hẫng trong nhân dân. Từ lâu, Tổng Bí thư đã trở thành biểu tượng của Đảng và là chỗ dựa niềm tin của toàn dân.
Ông là Ngọn lửa ấm áp, rực đỏ, là Ngôi sao sáng chói, sáng mãi, không bao giờ tắt! Cuộc đời và sự nghiệp của ông trọn vẹn như câu nói: “Ta có thể tự hào rằng, tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời – sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người, mang lại hạnh phúc cho nhân dân” trong tác phẩm kinh điển của nhà văn Nga Ostrovsky “Thép đã tôi thế đấy”.
Kể một vài kỷ niệm về anh, tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của người Thủ trưởng một thời mà sau này là đồng chí Tổng Bí thư kính mến Nguyễn Phú Trọng. Xin vĩnh biệt Anh.
Những ngày qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hết sức đau buồn, tiếc thương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng và từ biệt chúng ta. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với gia đình Tổng Bí thư đã ra Thông cáo đặc biệt về sự kiện này.