Dự án cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi.

Dòng vốn hòa nhanh vào nhịp tăng trưởng

Trong nửa đầu năm 2025, nhiều dự án trọng điểm như đường cao tốc, sân bay, đường vành đai được đẩy nhanh tiến độ, thậm chí về đích sớm. Đầu tư công đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh nhiều lĩnh vực vẫn gặp khó.

Việc tiếp cận nguồn vốn của người dân vẫn còn khó khăn do nhiều thủ tục chưa phù hợp. Ảnh: NAM ANH

Vốn ngân hàng chưa “dễ thở” giữa dòng lãi suất thấp

Các chuyên gia cho rằng, với vai trò là “giá cả”, lãi suất hiện nay đang là tốt nhất, hợp lý và khoa học trong mối liên hệ cung cầu về vốn. Tuy nhiên, một bộ phận thị trường cho rằng lãi suất dù thấp nhưng chưa phản ánh đúng độ “dễ thở” của dòng vốn trong thực tế.

Nghị định 70 được ban hành, trong đó yêu cầu hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế.

Hộ kinh doanh trước áp lực chuyển đổi số

Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử là một phần tất yếu trong tiến trình minh bạch hóa nền kinh tế. Nhưng với khu vực hộ kinh doanh, nơi đa số còn yếu về công nghệ và vốn thì điều quan trọng không chỉ là quy định mà là sự đồng hành.

Các chuyên gia đưa ra những góc nhìn thẳng thắn về chuyển đổi bền vững tại Việt Nam. Ảnh: THẢO NGÔ

Tìm lộ trình chuyển đổi bền vững

Hiện nay, các khái niệm phát triển bền vững và ESG đã trở thành nội dung tất yếu trong bàn tròn quản trị và là yêu cầu bắt buộc với doanh nghiệp khi tiếp cận nguồn vốn xanh. Tuy vậy, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam vẫn bối rối trước việc thiết kế, thực hành lộ trình chuyển đổi bền vững sao cho hiệu quả.

Sự trở lại của khối nước ngoài với các phiên mua ròng mạnh gần đây càng tiếp thêm niềm tin cho thị trường. Ảnh: NAM ANH

Động thái “lạ” của khối nước ngoài

Sau 15 tháng miệt mài rút vốn khỏi thị trường, dòng tiền nước ngoài bất ngờ quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đầu tháng 7 đến nay, các nhà đầu tư đã mua ròng 11.709 tỷ đồng. Đây là tín hiệu tích cực nhưng thị trường tài chính vốn dĩ không vận hành chỉ bằng kỳ vọng.

Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam cần ưu tiên tái cấu trúc chiến lược theo hướng chủ động, bền vững và thích ứng nhanh.

Tăng tốc xuất khẩu

Doanh nghiệp đã "biến nguy thành cơ" trước hàng loạt vấn đề như căng thẳng thương mại, xung đột địa chính trị gia tăng tại nhiều quốc gia và khu vực, giúp kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam nửa đầu năm 2025 ghi nhận điểm sáng tích cực.

Cần phát triển nguồn cung nhà ở phù hợp khả năng chi trả của số đông người dân. Ảnh: NAM ANH

Phá vỡ lực cản giá nhà

Giá nhà leo thang không ngừng đã tạo ra một trở ngại với khả năng tiếp cận của người mua. Mức độ quan tâm đến bất động sản giảm mạnh trong thời gian gần đây. Trong khi đó, nguồn cung tăng lên nhanh chóng, có nguy cơ thừa thãi.

Các doanh nghiệp dệt may tận dụng các hiệp định thương mại để mở rộng thị trường xuất khẩu. Ảnh: NAM NGUYỄN

Trước “giờ G” áp thuế

Còn chưa đầy một tuần nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đứng trước “giờ G”, thời điểm mức thuế mới lên tới 46% sẽ được Mỹ chính thức áp dụng. Khoảng lặng ngắn ngủi của 90 ngày sắp khép lại, nhường chỗ cho một giai đoạn nhiều bất trắc và áp lực.

Nhiều chương trình kích cầu du lịch được triển khai ở cả cấp quốc gia và địa phương. Ảnh: BẮC SƠN

Duy trì mạch tăng trưởng

Theo số liệu từ Cục Thống kê và Bộ Tài chính, GDP sáu tháng đầu năm tăng 7,52% so cùng kỳ năm 2024, mức cao nhất kể từ năm 2011. Đáng chú ý, hầu hết hoạt động sản xuất vẫn giữ được sự ổn định và tăng trưởng khá.

Dòng vốn hòa nhanh vào nhịp tăng trưởng
Vốn ngân hàng chưa “dễ thở” giữa dòng lãi suất thấp
Hộ kinh doanh trước áp lực chuyển đổi số
Tăng lương để cuộc sống không còn “tối thiểu”
Tìm lộ trình chuyển đổi bền vững
Động thái “lạ” của khối nước ngoài
Tăng tốc xuất khẩu
Phá vỡ lực cản giá nhà
Trước “giờ G” áp thuế
Duy trì mạch tăng trưởng

Mòn mỏi chờ... đỉnh

“Đỉnh hay chưa?” là câu hỏi mà tất cả nhà đầu tư (NĐT) trên thị trường chứng khoán (TTCK) đang đặt ra lúc này. Người chưa gia nhập thị trường kịp thì mong có đỉnh sớm để từ đó còn cơ hội mua, còn người đang nắm giữ cổ phiếu (CP) thì cũng muốn đoán đúng đỉnh để tối ưu hóa lợi nhuận…

“Tân binh” lên tiếng

Trên thị trường hàng tiêu dùng, các tên tuổi lớn thường có giá trị riêng biệt, nhưng sự xuất hiện của các "tân binh", cùng nhiều yếu tố khách quan cũng là điều không thể xem thường. Thực tế hiện nay, thương hiệu lớn không đồng nghĩa với tiêu thụ tốt.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân sáu tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so cùng kỳ năm trước. Ảnh: NGUYỆT ANH

Nhiều ẩn số lạm phát nửa cuối năm

Dù lạm phát trong sáu tháng đầu năm vẫn được kiểm soát trong ngưỡng cho phép, nhưng bước vào nửa cuối năm, nhiều yếu tố bất định từ bên ngoài như tỷ giá, giá dầu và căng thẳng địa chính trị đang khiến triển vọng lạm phát trở nên khó lường.

Người tiêu dùng tìm hiểu thông tin sản phẩm. Ảnh: Nguyệt Anh

Minh bạch thông tin, tiêu dùng bền vững

Việc thiếu các tiêu chuẩn và quy định cụ thể về sản phẩm xanh khiến quá trình phát triển, sản xuất và phổ biến những sản phẩm này gặp nhiều khó khăn, đồng thời khiến người tiêu dùng thiếu thông tin để đưa ra quyết định lựa chọn.

Các doanh nghiệp bất động sản không thể mở bán sản phẩm khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Ảnh: Nam Anh

Băn khoăn khoản nộp bổ sung tiền sử dụng đất

Nhiều doanh nghiệp nhận định rằng khoản thu bổ sung tiền sử dụng đất thực chất là một hình thức “phạt lãi” do chậm nộp. Áp lực tài chính rất lớn khi số tiền truy thu lên tới hàng trăm tỷ đồng, trong khi nguyên nhân không xuất phát từ lỗi của họ.

Rào cản về tín dụng vẫn là gánh nặng đối với phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ảnh: NGUYỆT ANH

Gỡ rào cản cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW mở ra kỳ vọng mới cho khu vực kinh tế tư nhân với mục tiêu trở thành động lực tăng trưởng chủ lực. Tuy nhiên, theo chuyên gia Huỳnh Thị Mỹ Nương, để hiện thực hóa mục tiêu đó, điều quan trọng không nằm ở tầm nhìn chính sách mà ở hành động cụ thể, từ thể chế, thực thi đến sức bật nội tại của doanh nghiệp.

Lắp ráp tại Công ty CP Ô-tô Trường Hải. Ảnh: NAM ANH

Hình thành đòn bẩy phát triển công nghiệp từ chính sách

30 năm đổi mới đã trao cho khu vực tư nhân chiếc "chìa khóa" mở cánh cửa hội nhập. Thế nhưng, trong bức tranh công nghiệp hóa, vẫn còn không ít doanh nghiệp Việt lặng lẽ dò dẫm, tự xoay xở để sinh tồn. Điều gì đang níu chân khu vực tư nhân trên hành trình vươn tới và vai trò của chính sách sẽ nằm ở đâu?

Cơ hội từ áp lực

Nửa đầu năm 2025, VN-Index đã tăng 100 điểm, tương ứng khoảng 8,6%, nhưng rất hiếm quỹ đầu tư có thể “thắng” được thị trường, tức là không thể đạt suất sinh lời tổng tài sản ròng (NAV) cao hơn tăng trưởng của VN-Index.

Vietnam GameVerse 2025 lần đầu thu hút hơn 100 gian hàng về game. Ảnh: LÊ ANH

Xây dựng ngành game mang bản sắc văn hóa Việt

Những năm gần đây, ngành game Việt chứng kiến sự phát triển và tăng trưởng vượt bậc, doanh thu hiện đứng thứ 5 toàn cầu. Nhiều chuyên gia đánh giá, đây là thời điểm vàng để các doanh nghiệp quan tâm phát triển các dòng game mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Bán lẻ FMCG - hấp lực và rủi ro

Việc các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) luôn gắn bó với các nhà phân phối truyền thống (chợ, tạp hóa) hay hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) khiến cho việc bán lẻ ngành hàng này luôn có sức hút đặc biệt.

Ngoài nhu cầu đầu tư, các sản phẩm từ bạc được nhiều người ưa thích. Ảnh: NAM ANH

Cẩn trọng với “trend” đầu tư bạc miếng

Trong bối cảnh giá vàng liên tục lập đỉnh, trên các diễn đàn đầu tư, câu hỏi “mua bạc bây giờ liệu có kịp không?” xuất hiện dày đặc. Thứ kim loại quý này dần trở thành lựa chọn thay thế khi cơ hội tiếp cận vàng trở nên xa vời. Đằng sau “cơn sốt” ấy là cơ hội tích sản mới hay chỉ là một làn sóng đầu tư chợt bùng phát?

Chính sách độc quyền đã tạo ra một thị trường vàng có nhiều bất cập. Ảnh: MINH QUYẾT

Thiết lập cơ chế kiểm soát khi bỏ độc quyền vàng

Đã có nhiều thời điểm người dân xếp hàng dài trước các cửa hàng vàng, ánh mắt chăm chú nhìn lên bảng điện tử. Mỗi lần vàng nhảy giá là một lần con tim thắt lại... Việc sửa đổi Nghị định 24 đang cho thấy phương hướng giải quyết dứt điểm bất cập trên thị trường vàng tồn tại nhiều năm qua.

Khi thị trường nhanh hơn

Sau 25 năm phát triển, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã ghi nhận những thay đổi lớn lao, mạnh mẽ ở nhiều khía cạnh, và một trong số đó chính là tốc độ. Có thể nói, tốc độ cũng là biểu hiện cho một TTCK năng động, hiện đại, trẻ trung và còn rất nhiều tiềm năng phía trước.

Rừng ngập mặn tại các tỉnh miền tây được du khách yêu thích. Ảnh: NAM ANH

Kinh tế địa phương và tín chỉ carbon

Nhiều địa phương của Việt Nam có tiềm năng rất lớn để khai thác tín chỉ carbon. Nếu được quan tâm đầy đủ, đây có thể là một lĩnh vực có đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương.

Cá tính nào cho F&B?

Trong một báo cáo gần đây của iPOS.vn, nền tảng cung cấp giải pháp quản lý cho các đơn vị F&B (ngành dịch vụ ăn uống), có chỉ ra hiện tượng “đông người chơi, thiếu cá tính” của ngành này.

Phần lớn các hộ kinh doanh nhỏ không có hóa đơn cho hàng tồn kho, hàng nhập. Ảnh: NGUYỆT ANH

Vì sự minh bạch, công bằng trong kinh doanh

Từ đầu tháng 6, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang nộp thuế khoán có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế (theo Nghị định 70).

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều điều hấp dẫn để du khách khám phá. Ảnh: NAM ANH

Du lịch “bứt tốc” thu hút khách quốc tế

Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam từ đầu năm tới nay đạt mức tăng trưởng trong khoảng 10-25%, xếp thứ bảy trên thế giới. Việt Nam cũng là điểm đến duy nhất trong khu vực Đông Nam Á nằm trong top 10, vượt xa các nước trong khu vực.

Đầu tư vào công nghệ sạch, năng lượng tái tạo giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Ảnh: NAM ANH

Cần “cú huých” cho chuyển đổi kép doanh nghiệp

Trong bối cảnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên phát triển bền vững và số hóa toàn diện, chuyển đổi kép - kết hợp giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã không còn là xu hướng, mà đã trở thành chiến lược sống còn đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Khi “sàn lớn” bao trùm

Hiện nay, có nhiều đơn vị kinh doanh có chức năng thương mại điện tử (TMĐT), nghĩa là người mua hoàn toàn có thể đặt hàng, thanh toán trên website hay ứng dụng (app) của các đơn vị này.

Giá trị đóng tàu Việt Nam có thể đạt 680 triệu USD vào năm 2032. Ảnh: KHẮC ANH

Đóng tàu Việt Nam vươn khơi (Kỳ 1)

Từng là biểu tượng cho khát vọng công nghiệp hóa, ngành đóng tàu Việt Nam không chỉ gắn với niềm tự hào của quốc gia đang vươn ra biển lớn, mà còn giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền.

Nhà thầu đứng đầu liên danh là Tập đoàn Đèo Cả đã tập trung nguồn lực, thi công liên tục “3 ca, 4 kíp”, lúc cao điểm huy động gần 4.000 nhân sự và 1.500 thiết bị trên công trường dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.

Vượt “chướng ngại” ở dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn

Đến nay, dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã vượt qua hơn hai phần ba chặng đường. Hàng nghìn con người, máy móc thiết bị vẫn đang ngày đêm dốc toàn lực thi công, từng bước khắc chế các điểm nghẽn, chạy đua tiến độ từng ngày, từng giờ.

Khu vực kinh tế tư nhân kỳ vọng vào sự thay đổi chính sách trong giai đoạn tới.

Thêm đòn bẩy cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị xác lập mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân phải trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Đây được xem là chủ trương mới, mở ra nhiều cơ hội để khu vực này nhanh chóng xóa bỏ những rào cản hiện hành, phát triển tương xứng với tiềm năng.

Nhìn từ 10 triệu tài khoản chứng khoán

Tính đến ngày cuối cùng của tháng 5, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 10 triệu tài khoản. Nói nôm na, cứ 10 người Việt lại có một nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán. Sự tích cực này chắc chắn sẽ còn tiếp nối khi những thay đổi mang tính nền tảng cho thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ còn tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam thu hút sự quan tâm đặc biệt từ các nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: NGUYỆT ANH

Minh bạch là tấm hộ chiếu bắt buộc

Trong những năm gần đây, hoạt động huy động vốn nước ngoài bằng hình thức bán các công ty tài chính đang trở thành bước đi cấp thiết của các ngân hàng, không chỉ giúp bổ sung nguồn lực tài chính mà còn mang lại cơ hội nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đáp ứng chuẩn mực quốc tế.

Xu hướng “siêu tích hợp”

Việc Ví điện tử MoMo tích hợp ngày một nhiều chức năng, trở thành đại lý thanh toán cho các ngân hàng là minh chứng rõ nét cho xu hướng “siêu tích hợp” đang thịnh hành hiện nay.