Trong thung lũng khuất sâu, bị nuốt chửng bởi những đỉnh núi Đá Đen sừng sững, có một ngôi làng nhỏ mang tên Thanh Bình. Thế nhưng, mấy năm qua, những người dân nơi đây lại chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn hai chữ ấy. Hạn hán kéo dài như một lời nguyền tàn độc bủa vây.
Chiều nhẹ. Nắng mỏng như tờ giấy. Sóng ập òa bình yên. Bọn trẻ rộn rã nói cười. Tất cả im lặng khi anh dõng dạc hướng dẫn bài vẽ sóng. Anh bảo bọn trẻ tả sóng, nhưng phải theo cách nghĩ của mình. Thương im lặng.
Thức liên tục gắp thức ăn cho mẹ. Sự cố gắng của con trai cả khiến bà Mai thấy thương. Bà biết, con dâu chẳng ưa gì mình, còn Thức cố xóa nhòa khoảng cách mẹ chồng, nàng dâu.
Xuồng vừa chạm bến thì tiếng đạn bất ngờ nổ rền như sấm xé tan màn đêm. Địch phục kích! Lửa lóe sáng giữa bóng tối, tiếng súng rát tai dội vang cả khúc sông. Nhóm người vội tản ra, người lao lên bờ, người len qua cầu khỉ, người lặn mình vào lùm cây tối sẫm.
Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu. Anh hòa mình vào ánh trăng với ngàn ngạt hương dâu, như sợ nay mai vùng Ngàn Hương sẽ bị cày xới.
Trời có ấm hơn. Những hạt mưa bụi lất phất bay, như chiếc sàng rây lớp bột mịn bám lên mái nhà, bờ hiên, khoảng sân và mọi thứ không được che chắn. Trên cành hoa hồng, hạt mưa đọng lại trên chiếc lá xanh nhỏ xíu, tụ thành giọt nước tròn đầy, trĩu nặng, uốn cong sợi gân lá rồi lặng lẽ rơi xuống lớp đất mềm ẩm bên dưới.
Chị nhẹ bước ra vườn. Buổi sớm, không khí trong lành, tưởng như hương thơm phảng phất của các loài hoa đang lẩn khuất đâu đây bỗng chợt bung tỏa trong làn gió xuân phe phất. Bên kia là khóm cúc tần vẫn đang vào độ bung tỏa búp non. Đằng xa là vài bông cải cúc cuối vụ. Còn xa xa kia là một thảm dài xanh mướt mát của cỏ, của vườn cây bên ngôi nhà gỗ nhỏ.
Nhìn vào vườn đào, bà thấy gì? Biết bao lần ông hỏi bà vợ câu ấy. Bà sẽ nhìn ra bãi sông thông thốc gió: Ơ hay, vườn đào, nhìn vào thì thấy đào chứ gì nữa!
Đá chân chống xe máy, Xuân ôm một bó cây tua tủa vào nhà. Hùng đang ngồi gõ lộc cộc bên máy tính, ngạc nhiên nhìn vợ thả bó cây chẳng khác gì mớ củi với những nhánh khô gầy guộc lên bàn.
Sau chừng hơn hai giờ mật phục để bắt những kẻ săn muông thú, ông tạm thả lỏng cơ thể. Rừng xanh mênh mông. Tiếng gió nhè nhẹ từ vách núi phía xa dội lại. Trên tán cây, thi thoảng rơi xuống tiếng chim hót.
Tùng vuốt những sợi tóc mảnh trên tay, chúng nhắc anh nhớ về những ngọn cỏ xanh mượt. Chỉ cần nhắm mắt lại, mùi không khí ẩm mướt của sáng tinh sương đong đầy cánh mũi, kèm theo mùi cỏ tươi ngai ngái nồng.
Lần thứ năm anh tới tìm Cát dù bị ngó lơ. Người ta thường biểu “quá tam ba bận”. Với anh, dường như mấy con số không có ý nghĩa gì. Bữa rày phố xá ướt nhẹp.
Vì sao người ta tìm đến thể loại hồi ký? Đó là vấn đề lớn cần có sự lý giải kỹ lưỡng, thỏa đáng. Nhưng theo chúng tôi, cái hay của hồi ký là ở chỗ phi hư cấu, chân thật, chân thật đến tận cùng. Độc giả tìm đến với hồi ký là để hiểu biết về một thời đã qua, về những con người sống trong thời đại ấy.
Chị tui đẹp. Nhưng bả hơi bị làm sao ý! Như điên… Dù thằng Cà Rá đã rào trước đón sau kín mít như vậy, Tình vẫn không thể trong một đêm mà rửa sạch sẽ hình ảnh của Phà Ca ra khỏi trí não mình. Phà Ca đẹp, kiểu đẹp của gái một con nó dễ bào mòn ánh mắt của mấy gã si tình. Nhất là khi họ biết Phà Ca không còn vướng mắc vào bất cứ gã đàn ông nào.