Kom Ombo bên bờ sông Nile (Ai Cập) là một ngôi đền xây dưới triều đại Ptolemy. Người dẫn đường chỉ vào hàng dài những ký tự lồng khung (một dấu hiệu chỉ các tên riêng) trên đền thờ Kom Ombo và bảo đó là các hậu duệ dòng Ptolemaic. Tôi hỏi, vậy ai trong số họ là Cleopatra? Anh bạn dẫn đường quay lại: “Ý bạn là Cleopatra nào?”.
Một người bạn đã thủ thỉ với tôi rằng "đi Italy, nhất định phải tới Florence". Thành phố này ẩn chứa phép thuật khiến trái tim lỡ nhịp và tâm hồn lạc lối. Không phải ngẫu nhiên du khách bốn phương cứ mãi tìm về đây, để khao khát trải nghiệm "hội chứng Florence" của riêng mình.
Hơn nghìn năm tuổi, Hà Nội hầu như bao giờ cũng là trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của Việt Nam. Thế nhưng, nơi đây cũng thường được gọi là Kẻ Chợ.
Giao thương là một cách kiến tạo lịch sử quan trọng. Chính vì thế, chúng ta đã biết đến những con đường giao thương lừng danh trong lịch sử thế giới như “mã trà cổ đạo”, “con đường tơ lụa”, “hải trình gia vị”... Ở Việt Nam, cũng có một con đường như thế, từ Tây Nguyên nối xuống hạ du.
Chiếc xe Tuk tuk bắt đầu rẽ vào một con đường đất đỏ bụi mù mịt, băng qua một cây cầu lớn, rồi dừng trước con đường đá tảng vượt qua hào nước khổng lồ. Hai bên đầu cầu là tượng sư tử đá canh giữ, còn lan can cầu được chạm khắc tinh xảo hình rắn thần Naga bảy đầu.
Không còn là bao bì thông thường, sáng kiến bao bì nhựa sinh học “Phô mai tự đóng gói” (Self-Packing Cheese) đang mang tới một giải pháp nhiều hứa hẹn cho những nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa.
Ngôi đền nằm sâu trong núi. Không có tiếng động cơ. Chỉ có những con đường mòn. Nếu đến mùa thu, bước chân sẽ đạp trên những thảm lá vàng đỏ rực rỡ. Điện thoại tự dưng mất kết nối mạng. Người bạn đi cùng thầm thì: “Đây mới là nước Nhật trong tưởng tượng của tớ”.
Từ trên đỉnh đèo Khau Phạ nhọn hoắt như cái sừng trời, men theo sợi chỉ ngoằn ngoèo bò từ trên cao xuống lũng sâu, ta sẽ rơi vào một thung lũng xinh xắn, êm đềm.
Có những miền đất không cần nói nhiều để thể hiện lòng hiếu khách và có những con người không cần lên tiếng vẫn khiến ta thấy lòng nhân ái hiện hữu giữa thời đại nhiễu nhương.
“Bí ẩn của cuộc sống không phải là một vấn đề cần giải quyết mà là một thực tế cần trải nghiệm”. Đấy là câu trong tiểu thuyết Dune (1965) của Frank Herbert, khi nhân vật chính Paul Atreides nhớ lại những lời khuyên trong lúc bay qua những cơn bão cát. Và khi đặt chân đến Wadi Rum, ta sẽ thật sự trải nghiệm cảm giác về sự bí ẩn.
Trải dọc chiều dài đất nước, từ câu hát ả đào nơi sân đình, làn điệu hát Dô dâng Thánh, đến tuồng cổ rộn rã hội làng, hay những màn múa rối chầu Thánh đầy linh thiêng... tất cả đều thể hiện sự hòa quyện giữa nghệ thuật diễn xướng và tín ngưỡng dân gian.
Trong vòng tám tháng, tôi đi Ba Lan tới ba lần. Bắt đầu là “mùa tuyết tan” ở Poznan và thủ đô Warsaw, sau đó là những ngày hè bên bờ Baltic, rồi cuối cùng là “mùa thu vàng mênh mang” ở Kolobrzeg.
Ngày hôm đó, chúng tôi quyết leo lên đỉnh Khoang La San ngạo nghễ của đỉnh A Pa Chải, mặc kệ mưa rừng rát mặt. Và rồi, hai gã liều mạng được tưởng thưởng bằng một tuần trà đầy ân sủng trong mây hồng...
"Nhẹ nhàng thì cũng phải hai năm nữa, Y Tý mới lại có thể đón khách du lịch như bấy lâu nay, các anh nhỉ?". Vũ buông lời nhẹ bẫng, mà như xát muối vào lòng.
Cơn lang thang bốc lên như gió, tạo nên những màn “tao ngộ chiến” điên rồ. Tình cờ gặp nhau ở xứ “cọp Khánh Hoà, ma Bình Thuận”, tôi vội “bẻ lái” hành trình, ngược về phía đèo Cổ Mã, để cùng nhau đón một ánh triêu dương.
Lần trở lại London này, tôi quyết tìm bằng được một hiệu sách, mà theo mô tả của tờ The New York Times: Nếu bạn đã đến nhà ga Ngã tư Vua (King’s Cross) rồi mà chẳng hề biết rằng ra khỏi ga rẽ tay phải vài bước là British Library, còn rẽ tay trái là đường đến kênh đào Regent mộng mơ có hiệu sách Word On The Water độc nhất vô nhị, thì chuyến đi của bạn thật phí hoài.
Midsommar - cách người Thụy Điển gọi lễ hạ chí của họ, là một trong những ngày lễ lớn nhất đất nước này, sau Giáng sinh. Chỉ khi cùng những người bản địa nhảy múa quanh cây cột Midsommarstången trong ngày hạ chí, tôi mới hiểu được ý niệm "hội hè miên man" của Ernest Hemingway.
Thật sự là một diễm phúc, khi bước chân ra khỏi cửa nhà là đã có thể hít vào tận phổi bầu không khí tưng bừng của nước Đức, trong ngày hội bóng đá lớn nhất châu Âu.
Một cuộc đi trốn ở biển thật kỳ lạ. Không phải là những bãi biển thuộc Top 5 hay Top 10 hành tinh, với những bãi cát trắng mịn màng và những thân dừa mềm mại đậm dấu vết chăm sóc của con người. Cũng không phải những bãi biển tiện nghi 5 sao, dịch vụ cung cấp đến tận chân tơ kẽ tóc, luôn cuồng nhiệt hội hè.
Anh Bộ đội Biên phòng đồn Sen Thượng nhẩm tính: Từ đồn biên phòng xuống trung tâm xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) là 20 cây số, từ đồn Sen Thượng lên bản Tả Ló San là 25 cây số. Đi từ đầu xã đến cuối xã cũng gần 50 cây số, tổng diện tích 17.000 ha.
"Cậu có biết nơi nào, ở ngay ngoại thành Hà Nội này, còn giữ được nhiều khung cảnh xưa cũ, mà lại có cả kiến trúc Pháp, như gần một trăm năm trước không?". "Không, tôi không biết. Cậu hỏi bất ngờ thế! Tôi chịu không nghĩ ra được". "Nhưng tôi biết. Đi thôi!".
Ở bến xe bus trung tâm thủ đô Zagreb (Croatia), một tấm biển nổi bật hiện ra ở chính giữa khúc rẽ đầu tiên: "Trên thế giới có những nơi sở hữu vườn quốc gia mang vẻ đẹp nghẹt thở, và chúng tôi may mắn là một trong số đó".
Theo bánh xe lăn qua những cung đường núi quanh co, thẳng tới hồ Na Hang (Tuyên Quang), hai người bạn đồng hành cứ một chốc lại xuýt xoa: "Quá đẹp! Trời ơi!". Hệ quả của thứ cảm xúc bồng bột không thể cưỡng lại ấy, là chuyện cứ đi một đoạn ngắn, xe lại phải dừng, chỉ để lũ chúng tôi phóng mắt cho thỏa.
Măng Đen (Kon Tum), một ngày tháng 3 bất chợt, giống lạ kỳ một cuộc xuyên không về địa đàng hư ảo nào đó, với những đồi thông ẩn chìm trong sương khói mơ hồ, cùng vài con đường quanh co dưới trong vắt những hạt nắng tinh khôi...
Đây Du Già-Mậu Duệ, cung đường khét tiếng của dân phượt. Đây, mảnh địa lý dữ tợn, sắc lẻm, vẫn còn đầy những mảnh hoang vu vùi lấp trong quên lãng. Lao lên cao xanh, vút xuống hun hút, mảnh dẻ như con trăn ngoằn ngoèo uốn lượn, cung đường này lúc nào cũng mang đến những cú sốc ngưng tim.
Lướt qua các nhà ga ở Moscow (Nga), nếu có một ga nào gây cảm giác rõ rệt của cái gọi là "vật đổi sao dời" thì chính là Pushkinskaya. Bức tượng đại thi hào nước Nga Pushkin nằm ngay trên lối vào, bóng loáng, với một bó hoa đặt dưới chân tượng.
Backpacking (du lịch trải nghiệm) cùng con trẻ sẽ không chỉ có những bức ảnh, thước phim sống động để ta đăng tải trên mạng xã hội. Có những cuộc hội thoại căng thẳng, có những tình huống dễ mất bình tĩnh, có cả sự mệt mỏi và những hoài nghi. Song, thành quả của trải nghiệm ấy sẽ là một đứa trẻ dạn dĩ, độc lập, vui vẻ với những món quà mà thiên nhiên dành tặng (thay vì màn hình điện thoại hay Ipad), sẵn sàng thích nghi với nhiều hoàn cảnh, bằng một trái tim rộng mở.
DK-1/10 trên bãi cạn Cà Mau là nhà giàn cuối cùng, trong chuyến hành trình hơn 10 ngày lênh đênh của chúng tôi. Cuối năm nào cũng thế, những chuyến ra thăm, chúc Tết các nhà giàn trên thềm lục địa đều là những cuộc "thử sóng", cùng những khoảng thời gian chờ đợi cả vận may, xem mình có thể đặt chân lên được với nhà giàn nào – điều chẳng ai biết trước. Và ngay cả vùng biển được đánh giá "êm ái nhất" như bãi cạn Cà Mau, thì cũng chưa bao giờ là thử thách dễ dàng.
Có một ngày, chán ngán với hối hả thị thành, mà lại không thể nhảy lên chuyến xe nào đi thật xa, tôi thả mình trôi trên một hành trình ngắn, dường như chẳng liên quan gì đến những hình dung về "Hà Nội phố". Về phía nam, nơi còn lưu những dấu xưa mướt mát Thanh Trì.
Tôi đến Đan Mạch đón giao thừa năm 2024 không phải vì đây là "đất nước hạnh phúc nhất thế giới", như đã đọc trên báo chí. Nhưng khi đã ở đó và tận hưởng sự thảnh thơi Hygge, tôi mới hiểu rằng mọi điều tôi từng hồ nghi, lại đều là thật.
Năm đó, tôi theo chân Leida đến Leticia (Amazonas, Colombia). Leida là một cô gái người thủ đô Bogota, đầy nhiệt thành và trong sáng, sở hữu một trang web với tham vọng giới thiệu sản phẩm thủ công của người da đỏ tới thế giới, theo cách hoàn toàn miễn phí. Cô ấy mang 50 túi quà, mỗi túi gồm áo phông, bút bi và một quyển sổ nhỏ, dành tặng trẻ em làng Khỉ, một làng du lịch bản địa. Giá trị mỗi túi quà đâu như vài nghìn COP (khoảng 20-30 nghìn đồng), là tiền túi của Leida.
Đi được một quãng, tôi mới hỏi gã "horse-cart" (tức phu xe, theo cách gọi của dân du lịch ở đây): "Đi đâu?". Như được bật công tắc, gã kể phăm phăm những địa danh đã trở thành thương hiệu của Bagan: nào là ngắm hoàng hôn, nào là xem khinh khí cầu, nào là đền này, chùa kia… "Đâu cũng được, cho tôi đến nơi nào ít người nhất".
Nhà văn người Mỹ Terri Guillemets từng viết: "Sắc mầu của mùa xuân là những bông hoa. Sắc mầu của mùa đông là trong trí tưởng tượng của chúng ta". Những ngày mùa đông tại Na Uy, trong lòng Bắc Cực, trí tưởng tượng của tôi đã đi một đoạn rất xa.
Tuk Tuk ở Thái Lan như xe lam ở Việt Nam mình hồi trước. Song, nói về độ "chịu chơi" thì, theo ngôn ngữ của giới trẻ bây giờ, "nếu tài xế Tuk Tuk ở Bangkok thứ hai, sẽ không có ai là chủ nhật!".
Không gì khác, sự tĩnh lặng chính là điều kiện căn bản để chúng ta có thể lắng nghe và đáp lại tiếng gọi màu nhiệm của sự sống. Và với hơn 100 bậc thang cùng cây cối phủ đầy dẫn lối xuống Thung Ca-một ngôi nhà ẩn mình dưới thung lũng, nhìn từ trên cao xuống chỉ là một chấm cam nhỏ bé tại thành phố Đà Lạt, bạn có thể lập tức bỏ lại tất cả những huyên náo hồng trần, để bước vào tận cùng thinh lặng bình yên.
Từng đám mây trôi lững lờ trên các rặng núi trong một ngày mưa phùn, tiết thu điển hình ở châu Âu. Mưa thấm đẫm những thảo nguyên xanh rì rộng lớn, những tán cây đã trổ vàng và cả đám bò sữa, dê đang nhẩn nha gặm cỏ trước một ngôi nhà gỗ nằm trên núi, với tiếng chuông reo leng keng từ cái dây đánh số treo trên cổ chúng, vang vọng một vùng. Mùi đất, mùi gỗ sực lên ngan ngát dưới cơn mưa. Đến cả bầu trời xám cũng thất bại trong việc làm lu mờ khung cảnh nên thơ siêu thực ấy. Bạn biết, ta đang ở Thụy Sĩ.
Cầm một cuốn sách lên, là chúng ta đã vô thức tạo nên một không gian ảo, một cuộc đối thoại và tương tác với chính mình, trong thẫm đẫm cảm giác cô đơn dịu dàng. Và thật kỳ lạ, đôi khi, chính nỗi cô đơn ấy lại tạo nên một thứ sinh lực đặc biệt.
Chầm chậm "phượt đồng" qua cung đường êm đềm, đôi bên là thảm lúa và lũy tre xanh, tôi được thị trấn Nhã Nam (Bắc Giang) "chào đón" bằng khung cảnh thanh bình, xa hút tầm mắt. Đi một chút nữa là gặp lại thành Phồn Xương, gắn với tên tuổi của anh hùng Hoàng Hoa Thám. Nghe như vọng lại tiếng sáo du dương từ xa xưa…
Không biết là may mắn hay xui rủi, ngày chúng tôi đi, Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) mới kết thúc một đợt mưa lớn. Trời thoáng đãng và mát mẻ, không khí tươi mới khiến đám thanh niên thành phố chỉ muốn... trữ lấy một bình oxy mang về.