Cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ra mắt bạn đọc.
Ngày 6/1/1946, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thử thách sau khi đất nước giành được độc lập, cuộc Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã được tổ chức thành công, mở ra thời kỳ phát triển mới của dân tộc.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần là một tổn thất to lớn đối với Đảng và nhân dân ta. Đảng ta mất đi một nhà lãnh đạo xuất sắc, tài đức vẹn toàn. Chúng tôi mất đi người Anh Cả nhân hậu, chí tình, người đồng chí gương mẫu, chu toàn.
Ngày 13/3/2024, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng có bài phát biểu quan trọng tại Phiên họp đầu tiên của Tiểu ban Nhân sự. Việc chọn người tài đức trong xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng là quan điểm xuyên suốt, nhất quán được thể hiện trong bài viết này.
Chuyên môn giỏi ở đâu cũng cần và Đảng cũng rất cần, bởi chính những người có chuyên môn giỏi sẽ góp phần làm phong phú thêm, làm mạnh thêm và làm cho tư tưởng của Đảng được triển khai một cách thông suốt, lan rộng đến các tầng lớp, đến các đối tượng khác nhau trong xã hội.
Cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới”, tập hợp 39 bài viết, bài phát biểu, trả lời phỏng vấn của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương.
Cuốn sách “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương vừa ra mắt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay.
Bày tỏ sự ngưỡng mộ, kính trọng về tư duy, kiến thức cũng như những cống hiến to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhiều cán bộ, đảng viên cho rằng, những cuốn sách được xuất bản và ra mắt trong thời gian qua là những tổng kết lý luận chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, thể hiện rõ bản lĩnh, quan điểm, lập trường nhất quán, kiên định của Tổng Bí thư và tư duy tầm chiến lược, nhưng lại rất cụ thể của một nhà lý luận, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và dân tộc ta.
Trong cuộc đời ngoại giao của mình cho tới nay, tôi có may mắn và vinh dự hai lần đón tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức nước sở tại, nơi tôi là Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam...
"Thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã gây xúc động sâu sắc trong toàn thể cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có giới trí thức tại Thành phố Hồ Chí Minh", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Tuấn Hưng, Bí thư Đảng ủy, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam xúc động chia sẻ.
Xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt, toàn diện và đầy sức thuyết phục về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta; góp phần làm sáng rõ bước phát triển trong tư duy lý luận của Đảng về công tác xây dựng Đảng nói chung, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng.
Công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Bác Hồ đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém"; "Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng".
Hiện nay, các cấp ủy đang dự thảo văn kiện đại hội nhiệm kỳ khóa 2025-2030, đọc các bài viết của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về Đại hội XIII, thấy vẫn nguyên giá trị, nhất là đối với xây dựng báo cáo chính trị. Đồng chí lưu ý, “Việc xây dựng báo cáo chính trị- văn kiện trung tâm của mỗi đại hội, phải thể hiện một cách tập trung nhất tầm nhìn, bản lĩnh, trí tuệ, ý chí và sức mạnh đoàn kết của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ” .
Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24-11-2023, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII, “Về tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc” nhấn mạnh, đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc… Vì vậy, cuốn sách “Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là cẩm nang lý luận, thực tiễn quý giá, định hướng phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn sách Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là tác phẩm có giá trị to lớn, góp phần phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng nói chung, về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng. Tác phẩm thực sự có ý nghĩa truyền cảm hứng; đồng thời, thể hiện quyết tâm cao, nỗ lực lớn, đề ra quan điểm chỉ đạo và hệ thống giải pháp đúng đắn, toàn diện nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn hiện nay.
Một người yêu nước - người mà chúng tôi muốn xướng tên không ai khác, là cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lòng yêu nước của một nhân cách, một tâm hồn lớn Nguyễn Phú Trọng đã đi vào lòng dân thật sâu đậm.
Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được xem là cẩm nang về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời cung cấp hệ thống cơ sở lý luận - thực tiễn quan trọng để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Sinh thời, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thấu hiểu “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn trăm bài diễn văn tuyên truyền” theo tinh thần mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy.
Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Phạm Thị Thinh chia sẻ lại những cảm xúc, kỷ niệm trong quá trình tham gia biên tập hơn 20 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo ông Đào Duy Quát, phòng, chống tham nhũng nhưng vẫn phát triển kinh tế xã hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những chỉ đạo sát sao, cụ thể, có thể thấy qua việc sửa luật về đất đai vừa qua.
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại một trong những tư tưởng xuyên suốt trong chỉ đạo của Đảng ta từ ngày lập Đảng - đó là "Văn hóa còn thì dân tộc còn". Sau 12 năm chỉ đạo phong trào cách mạng trong cả nước, Đảng ta càng thấu suốt vai trò cực kỳ quan trọng của văn hóa. Chính vì vậy, luận điểm đó đã được cụ thể hóa trong bản Đề cương văn hóa năm 1943 do Tổng Bí thư Trường Chinh soạn thảo và được thảo luận thông qua tại Hội nghị Trung ương Đảng ta vào đầu tháng 2 năm 1943.
Lúc sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn luôn đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; xây dựng đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Tôi đọc nhiều lần bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi gặp mặt đại biểu điển hình tiêu biểu toàn quốc về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023 được in trong cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, dù ở bất cứ cương vị, lĩnh vực công tác nào, từ khi còn là một cán bộ trẻ cho đến khi giữ cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu, trăn trở với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc. Đồng chí vừa là nhà lãnh đạo của Đảng, vừa là nhà lý luận có nhiều cống hiến xuất sắc, nổi bật trong công tác lý luận.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho chúng tôi ấn tượng sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với nền văn hóa của dân tộc. Qua đó, chúng tôi càng thấu hiểu những giá trị truyền thống của cha ông được đúc kết hàng nghìn năm qua là nền tảng quan trọng phải gìn giữ và phát huy để giữ vững độc lập, tự chủ đất nước trong tiến trình phát triển và hội nhập thế giới.
Những ngày này, cán bộ, đảng viên và nhân dân dành nhiều tình cảm xúc động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiên trung, xuất sắc của Đảng ta, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc và nhân dân.
Trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình đã có bài viết "Người cao tuổi Việt Nam thương tiếc, nhớ ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng". Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến của chúng ta không còn nữa, nhưng hình ảnh một nhà lãnh đạo trọn đời vì nước, vì dân mãi mãi in đậm trong trái tim người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Những cống hiến đặc biệt xuất sắc của đồng chí để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, trước hết là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Chính ông là người “nhóm lửa, giữ lửa” và “truyền lửa” cho các cấp, các ngành cùng vào cuộc mang lại nhiều kết quả nổi bật.
Năm 2011 khởi đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là nhiệm kỳ đầu tiên đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng ta. Đã gần 15 năm với ba nhiệm kỳ đại hội trôi qua, dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc triển khai các vấn đề kinh tế được nêu trong Cương lĩnh năm 2011 (sửa đổi Cương lĩnh năm 1991) ngày càng đậm nét và được cụ thể hóa. Trong đó, các quan điểm về phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ngày càng được hoàn thiện, rõ nhất là quan điểm về phát triển nhanh và bền vững, và quan điểm xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Trên cương vị chủ chốt trong công tác soạn thảo Văn kiện của nhiều kỳ đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Tổng Bí thư từng nhấn mạnh yêu cầu: Văn kiện phải xứng tầm, không chỉ là báo cáo chính trị thông thường. Trong đó, phải chuyển tải được những điểm mới, những đòi hỏi từ cuộc sống.
Trong những năm vừa qua, với chức năng là cơ quan xuất bản chính trị trung ương của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật được giao nhiệm vụ biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, có giá trị lớn cả về lý luận và thực tiễn.
Với nỗi đau buồn và niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta vĩnh biệt đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tài năng, nhà văn hóa lớn, tấm gương đạo đức sáng ngời, một nhân cách mẫu mực, người cộng sản kiên trung, trọn đời vì nước, vì dân. Đồng chí còn là người kế tục và thực hành xuất sắc tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nhà lý luận uyên bác, tài ba của Đảng, người tiên phong trong việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nâng tầm nền lý luận chính trị Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Gần 40 năm Đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước vừa qua cũng là thời gian mà Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, tổng kết thực tiện cách mạng trong điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước để hình thành và không ngừng hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, nhà lý luận, nhà tư tưởng, nhà văn hóa uyên bác, một nhân cách mẫu mực, người con rất mực hiếu đễ và nhân văn của Nhân dân ta đã không còn nữa. Đây là sự mất mát to lớn của Đảng ta, đất nước ta, dân tộc ta và Nhân dân ta. Vô cùng thương tiếc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người lãnh đạo kiên trung, trọn đời vì nước vì dân!
Gần 60 năm được tôi luyện trong thực tiễn cách mạng, với tầm nhìn chiến lược, khoa học và biện chứng, nhãn quan chính trị sắc bén, luôn gắn kết chặt chẽ lý luận với tổng kết thực tiễn, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật vào xây dựng, hoàn thiện lý luận, cương lĩnh của Đảng ta về phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn, báo chí về vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong xây dựng và phát triển nền ngoại giao Việt Nam, chiều 22/7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Ngành Văn hóa (28/8/1945-28/8/2023), toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch đã đón nhận một luồng sinh khí mới, động lực cho sự phát triển toàn diện, với nhiều điểm nhấn và bước ngoặt để dần hiện thực hóa quan điểm xuyên suốt của Đảng: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.