Tại hội nghị về di cư giữa các Bộ trưởng Nội vụ của Đức và các nước láng giềng gồm Pháp, Ba Lan, Đan Mạch, CH Czech và Áo diễn ra cuối tuần qua, Bộ trưởng Nội vụ Đức Alexander Dobrindt khẳng định rằng, hội nghị đã đạt được sự đồng thuận và quyết tâm chung trong nỗ lực giảm thiểu nhập cư trái phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có động thái thay đổi mang tính bước ngoặt, khi quyết định nối lại việc cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời tuyên bố áp thuế nhập khẩu 100% đối với hàng hóa từ Nga nếu trong vòng 50 ngày Moscow không đạt thỏa thuận giải quyết xung đột tại Ukraine.
Hiện không có tiến triển đáng kể trong những cuộc đàm phán giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas về thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin đang diễn ra tại Doha (Qatar). Giới chức Palestine đánh giá tiến trình đàm phán đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ do động thái cứng rắn của Israel.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vừa diễn ra tại Brazil, Tổng Thư ký LHQ và các nhà lãnh đạo BRICS nhắc lại yêu cầu cấp thiết về cải tổ hệ thống quản trị toàn cầu, trong đó các cơ quan, tổ chức quốc tế được thiết kế cho “một thời đã qua”, không còn phù hợp bối cảnh hiện đại.
Mặc dù mới bước vào mùa hè song hàng loạt quốc gia trên thế giới đã ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục. Biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cảnh báo con người sẽ phải học cách sống chung với các đợt nắng nóng kéo dài.
Hội nghị quốc tế lần thứ tư về tài chính cho phát triển (FfD4) ở Tây Ban Nha đã ra Tuyên bố Seville kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ cho phát triển, trong bối cảnh nhiều nước đang phải đối mặt gánh nặng nợ nần và các rào cản thương mại.
Quốc hội Iran vừa thông qua dự luật đình chỉ hợp tác giữa nước này với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) - cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ, đồng thời công bố việc thành lập một nhóm công tác đặc biệt để theo đuổi các vụ kiện liên quan cuộc chiến kéo dài 12 ngày giữa Iran và Israel tại các diễn đàn quốc tế.
Liên minh châu Âu (EU) và Canada mở ra kỷ nguyên mới của hợp tác xuyên Đại Tây Dương, khi chính thức thiết lập quan hệ đối tác an ninh và quốc phòng tại Hội nghị thượng đỉnh vừa diễn ra ở Brussels (Bỉ). Đây là bước đi chiến lược, phản ánh tầm nhìn dài hạn về mối liên kết an ninh chặt chẽ giữa châu Âu và khu vực Bắc Mỹ.
Trong nỗ lực hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp vào Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Italy Georgia Meloni vừa công bố kế hoạch trị giá 5,5 tỷ euro (tương đương 6,3 tỷ USD) nhằm thúc đẩy nền kinh tế châu Phi. Đây được xem là biện pháp giải quyết tận gốc làn sóng người tị nạn, nhập cư vốn gây chia rẽ giữa các thành viên EU.
Đối mặt tình trạng thiếu hụt nguồn tài chính nghiêm trọng, LHQ thông báo cắt giảm mạnh kế hoạch viện trợ nhân đạo toàn cầu, dù nhu cầu viện trợ trên toàn thế giới đang tăng cao trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng, xung đột tiếp diễn tại nhiều nơi.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực thi chính sách truy quét người nhập cư bất hợp pháp một cách quyết liệt, làm dấy lên nhiều cuộc tuần hành phản đối. Một bầu không khí ngột ngạt, sợ hãi đang bao trùm cộng đồng người nhập cư ở Mỹ, kể cả với người nhập cư hợp pháp.
Liên minh châu Âu (EU) và Ấn Độ đang hướng đến xây dựng một mối quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện, trong bối cảnh toàn cầu đang chứng kiến những biến động khó lường, đặc biệt về an ninh. Cái bắt tay giữa Brussels và New Delhi được trông đợi sẽ mở ra chương mới trong quan hệ giữa hai bên.
Hai đoàn đàm phán cấp cao Trung Quốc và Mỹ hôm nay (9/6) tiến hành vòng đàm phán thương mại tiếp theo, tại Thủ đô London của Anh. Đây là kết quả nỗ lực đối thoại tăng cường gần đây, nhất là sau cuộc điện đàm cấp cao, trong đó các nhà lãnh đạo hai nước chia sẻ quan điểm giữ cho “con thuyền lớn” của quan hệ Mỹ-Trung đi đúng hướng.
Tại hội nghị diễn ra ở Vilnius (Litva) ngày 2/6, 14 nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), gồm nhóm Bucharest Nine cùng các quốc gia Bắc Âu, đã ra tuyên bố chung nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng lên mức 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Hội nghị quốc tế về Palestine vào tháng 6 tới được kỳ vọng tạo bước ngoặt thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, nhằm chấm dứt xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa Israel và Palestine.
Sau Mỹ, ngày 20/5 vừa qua, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt đối với Syria nhằm giúp nước này phục hồi sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.
Dải Gaza tại Palestine đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng, với hàng nghìn người đối mặt nạn đói lan rộng sau khi quân đội Israel nối lại tấn công phong trào Hamas hồi tháng 3, đồng thời tiếp tục phong tỏa viện trợ lương thực và các nhu yếu phẩm vào dải đất này.
Sau khi Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết trong vòng một tháng tới, Nhà trắng sẽ công bố hàng chục thỏa thuận thương mại mới. Tuy nhiên Washington vẫn sẽ duy trì mức thuế suất cơ bản 10% đối với hầu hết các quốc gia.
Sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 6/5 đã công bố kế hoạch dần loại bỏ nhập khẩu khí đốt Nga từ nay đến cuối năm 2027, Hungary đã lên tiếng phản đối, cho rằng động thái này sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an ninh năng lượng của Budapest. Thế khó của Liên minh châu Âu (EU) hiện nay chính là chưa tìm được nguồn cung thay thế từ Nga, nếu có cũng rất tốn kém.
Thỏa thuận mà Ukraine và Mỹ vừa ký kết cho phép Mỹ tiếp cận nguồn khoáng sản của Ukraine, cũng như thành lập một quỹ đầu tư chung cho hoạt động tái thiết Ukraine. Mỹ nhấn mạnh, việc ký thỏa thuận khẳng định cam kết của chính quyền Tổng thống Donald Trump theo đuổi tiến trình hòa bình hướng tới mục tiêu Ukraine tự do, có chủ quyền và thịnh vượng lâu dài.
Ngày 28/4, giới chức Ai Cập đã có cuộc tiếp xúc tại Cairo với một phái đoàn an ninh Israel do Bộ trưởng Các vấn đề chiến lược Ron Dermer dẫn đầu, nhằm thảo luận về một sáng kiến mới hướng tới việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cảnh báo, chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Mỹ đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời khiến thị trường toàn cầu xáo trộn mạnh.
Hàng trăm nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu đang có mặt tại Thủ đô Washington D.C để tham dự Hội nghị Mùa xuân 2025 do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) đồng tổ chức từ ngày 21 đến 26/4. Vấn đề thuế quan và tác động của nó lên nhiều nền kinh tế là chủ đề chính thu hút sự quan tâm của các đại biểu tham dự hội nghị.
Mỹ đang xúc tiến kế hoạch cắt giảm số lượng binh sĩ tại Syria. Lộ trình giảm sự hiện diện quân sự của Lầu năm góc tới từ những cải thiện đáng kể về an ninh, cũng như các cam kết và hành động cụ thể của chính quyền quân sự ở Syria, nhằm tiến tới một tương lai tươi sáng cho người dân quốc gia Tây Á.
Sau hơn 3 năm đàm phán liên tục, tại phiên họp ngày 15/4 vừa qua, các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt được nhất trí chung về văn bản thỏa thuận toàn cầu đầu tiên nhằm nâng cao khả năng ngăn ngừa, chuẩn bị và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Trước thềm Hội nghị mùa xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington D.C (Mỹ), nhóm Bộ trưởng Tài chính các nước sử dụng đồng euro (Eurogroup) kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) hành động thống nhất ứng phó khủng hoảng. Bên cạnh đó, liên minh này cần đa dạng hóa đối tác thương mại trong bối cảnh quan hệ thương mại với Mỹ có nhiều biến động.
Nhà trắng ngày 8/4 thông báo, gần 70 quốc gia đã chủ động liên hệ với chính quyền Tổng thống Donald Trump để khởi động các cuộc đàm phán nhằm giảm thiểu tác động từ chính sách thuế quan mới của ông. Trong khi đó, vẫn còn nhiều nước khác đang có ý định áp thuế trả đũa Mỹ.
Chưa rõ có thể tạo “cú huých” cho nền kinh tế Mỹ như chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố hay không, nhưng chính sách “thuế đối ứng” của Nhà trắng đã gây chấn động và hậu quả tức thì. Theo giới phân tích, với mức thuế quan trung bình cao nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đợt tăng thuế lịch sử này của Washington kéo theo những rủi ro khó lường đối với kinh tế toàn cầu và với cả nước Mỹ.
Trong báo cáo công bố hồi đầu tuần, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá: Nếu được xếp hạng như một quốc gia, thì kinh tế biển thế giới là nền kinh tế lớn thứ 5 toàn cầu. OECD kêu gọi các nước bảo vệ và quản lý chặt chẽ hơn các vùng biển và đại dương, bảo đảm phát triển kinh tế xanh công bằng và bền vững trong bối cảnh nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đến tranh chấp lãnh thổ.
Các quốc gia và nhà sản xuất xe hơi trên thế giới đang bày tỏ quan ngại sâu sắc trước kế hoạch áp thuế 25% đối với ô-tô nhập khẩu của Mỹ, cảnh báo động thái này có thể tác động tiêu cực đến kinh tế toàn cầu, gia tăng rủi ro lạm phát và gây bất ổn trên thị trường tài chính.
Ngày 24/3 vừa qua, Tổng Biên tập tờ The Atlantic, ông Jeffery Goldberg (trong ảnh) tiết lộ, ông đã tình cờ được thêm vào một nhóm chat, trong đó các quan chức cấp cao của Mỹ thảo luận chi tiết về các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen. Thông tin này lập tức "gây bão" dư luận trong khi Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ ra tuyên bố sẽ điều tra vụ việc.
Sau các cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga V.Putin và người đồng cấp Ukraine V.Zelensky đều bày tỏ thiện chí hướng tới một lệnh ngừng bắn giữa hai bên. Nếu được thực thi, lệnh ngừng bắn sẽ mở ra lối thoát giúp chấm dứt cuộc xung đột hiện nay.
Tình trạng bạo lực tại Haiti đã lên tới đỉnh điểm sau khi tội phạm có vũ trang đốt phá trụ sở của Đài Phát thanh - Truyền hình Caribe (RTCV) - tập đoàn truyền thông lớn nhất Haiti nằm ở trung tâm Thủ đô Port-au-Prince. Bất chấp nỗ lực can thiệp của cộng đồng quốc tế, làn sóng bạo lực vẫn lan tràn tại quốc gia Caribe, buộc hàng nghìn người phải lánh nạn và khiến nền kinh tế ngày càng kiệt quệ.
Cuộc bầu cử của Greenland, vùng lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch, trở thành tâm điểm chú ý của truyền thông và dư luận quốc tế, sau tuyên bố “muốn sở hữu” từ Tổng thống Mỹ. Lá phiếu của cử tri lần này góp phần định hướng tương lai Greenland, lựa chọn tiến tới độc lập, tiếp tục ở lại với Đan Mạch, hay theo hướng đi mới cùng Mỹ.
Trước việc Tổng thống Donald Trump rút lại cam kết của Mỹ đối với an ninh châu Âu, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sẽ đàm phán chiến lược với các đồng minh ở “lục địa già” về biện pháp sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ toàn bộ Liên minh châu Âu (EU).
Không còn là lời đe dọa, mức thuế mà Tổng thống Donald Trump áp dụng với hàng hóa Canada, Mexico và bổ sung đối với Trung Quốc đã có hiệu lực. Các đối tác của Mỹ “phản đòn” khi công bố áp thuế trả đũa. Cuộc đua thuế quan nóng lên, có nguy cơ dẫn tới cuộc chiến thương mại, gây bất ổn cho kinh tế thế giới.
Các phiên họp tiếp nối của Hội nghị các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học lần thứ 16 (COP16) đã kết thúc, đánh dấu bước tiến quan trọng với việc thông qua kế hoạch huy động tài chính quy mô lớn nhằm thúc đẩy các nỗ lực bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu.