Tại Hội Báo toàn quốc 2025, Báo Nhân Dân đã ghi dấu ấn với Giải A Gian trưng bày ấn tượng và Giải A Sản phẩm báo chí ấn tượng dành cho Phụ san 50 năm Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chiều 18/6, Vietnam Airlines phối hợp Báo Nhân Dân ra mắt máy bay số hiệu VN-A871 mang logo Báo Nhân Dân và dòng chữ 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025). Đây là lần đầu tiên một cơ quan báo chí có hình ảnh xuất hiện trên thân máy bay quốc gia.
Ký ức về những năm tháng làm báo chiến trường của nhà báo lão thành Ngô Minh Đạo, nguyên phóng viên TTXVN vẫn vẹn nguyên như mới hôm qua. Ở tuổi 87, ông vẫn nhớ từng khung hình, từng trận đánh, từng đồng đội ngã xuống với chiếc máy ảnh còn trên tay.
Khi niềm tin và sự minh bạch trở thành giá trị sống còn trong môi trường truyền thông hiện đại, công nghệ liên kết chuỗi khối (blockchain) trở thành “trụ đỡ công nghệ” định hình lại phương thức vận hành báo chí.
Sáng tháng 6, giữa cái nắng vàng rực của Thủ đô, cụ Nguyễn Văn Hiểu (85 tuổi, cựu giáo viên văn Trường THCS Hoàn Kiếm, Hà Nội), dừng lại thật lâu, nét mặt trầm tư trước một bức ảnh đen trắng tại triển lãm của Báo Nhân Dân, đó là tấm hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đọc tờ báo Nhân Dân số ra ngày 5/11/1951.
Ngày 9/10, hưởng ứng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, triển lãm tương tác “Cột cờ Hà Nội” do Báo Nhân Dân tổ chức đã khai mạc tại khuôn viên trụ sở 71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuộc khám phá lịch sử đã được song hành với những trải nghiệm sống động nhờ công nghệ thực tế tăng cường (AR).
Còn nhớ sáng 21/9/2013, tại trụ sở Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp và lãnh đạo các Hội chuyên ngành trung ương. Tổng Bí thư đã khẳng định về vai trò, đóng góp to lớn của văn hóa, văn học, nghệ thuật, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác xây dựng, bổ sung hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật về lĩnh vực này, cố gắng tạo điều kiện để anh chị em văn nghệ sĩ phát huy hết tài năng...
Dành nhiều trí tuệ cho việc nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đúc kết lý luận về văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Văn hóa là hồn cốt của dân tộc". Với mệnh đề này, Tổng Bí thư đã đúc kết về vị trí, vai trò sâu thẳm nhất của văn hóa, tạo nên phẩm giá, bản lĩnh, vẻ đẹp, sức sống vĩnh hằng của dân tộc ta.
Trong những năm 1965 - 1969, khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền bắc, giảng viên, sinh viên Trường đại học Tổng hợp Hà Nội đã hành quân lên Chiến khu Việt Bắc để tiếp tục học tập. Gần 500 người là giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và sinh viên được nhân dân xã Vạn Thọ (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) đùm bọc, che chở. Trong số các sinh viên ngày ấy có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên là sinh viên Khoa Ngữ văn khóa 8 (1963 - 1967).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất, bản lĩnh của một nhà lãnh đạo xuất sắc, một chính khách, một nhà lý luận cách mạng. Là người lãnh đạo với cương vị Tổng Bí thư của Đảng lãnh đạo và cầm quyền, có những năm còn giữ cương vị Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, đồng chí cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát triển Cương lĩnh, đường lối đổi mới, cụ thể hóa, thể chế hóa thành chính sách, pháp luật, lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế. Là nhà lý luận, hoạt động khoa học, đồng chí cùng Trung ương, Chính phủ thúc đẩy công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, phát triển và nhận thức rõ hơn cơ sở lý luận, khoa học của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới của đất nước và thời đại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi trong bản anh hùng ca của lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đó là chiến thắng của tinh thần yêu nước, yêu độc lập, tự do, của trí thông minh, sáng tạo, của lòng dũng cảm và sự nỗ lực phi thường, của tinh thần bất khuất và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, trong đó đặc biệt là sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt của Trung ương Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
Với Đại tá Nguyễn Bội Giong, nhờ sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, cùng sự chỉ đạo của tài năng quân sự kiệt xuất - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quân và dân ta giành được chiến thắng vẻ vang, làm nên một Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
Khán giả toàn quốc đang chờ đón ngày kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được xem bộ phim tài liệu đặc biệt mang tên “Điện Biên Phủ - Nhìn từ nước Pháp”.
Trước ngày chiến thắng Him Lam, hoa ban đang nở trắng núi rừng Tây Bắc. Chúng tôi lên Điện Biên dự hoạt động hướng tới 70 năm kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tôi và anh Võ Hồng Nam (con trai Đại tướng Võ Nguyên Giáp), hai người con gái của Chính ủy Mạc Ninh là Mạc Thu Hương và Mạc Thúy Hường. Cơ duyên may mắn để tôi biết và hiểu thêm về người đã viết thư cho De Castries ngay sau chiến thắng Him Lam.
Lễ kỷ niệm báo Nhân Dân cuối tuần đã trở thành cuộc trao đổi nghiệp vụ với những gợi mở đáng chú ý cho người làm báo hôm nay, nhất là đội ngũ các nhà báo, phóng viên trẻ.
“Mễ Trì một thời đạn bom, một thời tuổi trẻ” (NXB Lao động) là cuốn kỷ yếu của các cựu dân quân Mễ Trì những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vừa được ra mắt bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 51 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Đầu tháng 10 vừa qua, nhiều cán bộ, chiến sĩ từng sống, chiến đấu ở Tây Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hẹn nhau về làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), quê của Đại tướng Phạm Văn Trà, mừng ông vào tuổi 90. Anh em chúng tôi phần lớn từng cùng nhau vào sinh ra tử, chia ngọt sẻ bùi với ông, mỗi lần gặp lại nhau, câu chuyện bao giờ cũng cởi mở, chân tình.
Tinh thần khoan dung rộng lớn và sáng suốt là một trong những dấu ấn đậm nét của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã tìm ra cho dân tộc Việt Nam. Hôm nay tinh thần khoan dung đó vẫn đang tỏa sáng.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, nhiều hoạt động đã và đang diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Nổi bật là các sự kiện văn hóa - nghệ thuật, hoạt động triển lãm tái hiện những chặng đường cách mạng hào hùng của cả dân tộc, từ quá trình đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc đến những thành tựu kinh tế - xã hội ngày hôm nay.
Trong hai tháng 9 và 10-1945, ngay sau ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết liên tiếp bốn thư và bài về cách quản lý nhà nước, đồng thời nêu rõ phương châm quan hệ với dân của Chính phủ và chính quyền nhân dân các cấp. Thời kỳ này, Đảng Cộng sản Đông Dương cầm quyền chuẩn bị lui vào hoạt động bí mật, nên Chủ tịch Hồ Chí Minh không công khai nêu vai trò của Đảng, mà Chính phủ chính là ẩn vai trò của Đảng trong đó.
Chiều 19-6, kỳ họp thứ 9, Quốc hội (QH) khóa XIV đã chính thức bế mạc. Theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, kỳ họp làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới với tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng, hiệu quả và kết thúc thành công tốt đẹp, hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đã đề ra.
Gần 300 tư liệu, hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn bó với Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng nhiều câu chuyện xúc động được kể từ các nhân chứng lịch sử tại triển lãm chuyên đề “Luôn có Bác trong tim” thể hiện tình cảm thắm thiết, mối quan tâm đặc biệt của vị Cha già dân tộc dành cho những người con yêu dấu của mình.
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca cách mạng, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, về phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam.
Những ngày tháng Năm nắng vàng rực rỡ, nhiều người dân tại TP Hồ Chí Minh tìm về căn nhà nhỏ tại số 5 Châu Văn Liêm, phường 14, quận 5 để ôn lại khoảng thời gian người thanh niên Nguyễn Tất Thành tích cực tham gia nhiều hoạt động tại nơi đây trước khi bắt đầu hành trình cứu nước từ sông Sài Gòn.
Nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội loài người, đặc biệt khảo sát sâu sắc chế độ tư bản đã và đang diễn ra đương thời, Marx - Enghels đã hoàn thiện những phát hiện của những nhà khoa học trước đó về giai cấp và đấu tranh giai cấp. Luận điểm nổi tiếng của Marx - Enghels là: Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh cuối cùng giữa giai cấp vô sản và tư sản trong lịch sử.
Đây là chủ đề buổi giao lưu điển hình toàn quốc năm 2020 trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức tối 12-5 tại Hà Nội.
Ngày 13-5, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 và phát động Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2020 - 2025.
Một bức tượng Bác Hồ gắn liền với nhiều tư liệu quý giá vừa được trưng bày tại triển lãm “Hồ Chí Minh - Những nét phác họa chân dung” nhân dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Người. Câu chuyện về bức tượng và hành trình từ chốn lao tù Côn Đảo, sang Pháp và trở về Việt Nam, đã gây nhiều xúc động cho những người được biết và chứng kiến.
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản anh hùng ca cách mạng, một tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, phẩm chất cộng sản, về trí tuệ uyên bác, đạo đức cách mạng trong sáng và là sự cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm những ngày chiến thắng hào hùng của dân tộc, Thời Nay chia sẻ với bạn đọc một số trích đoạn trong cuốn nhật ký xúc động của cựu chiến binh Bùi Quang Thuận, pháo thủ thuộc Trung đoàn 186, Sư đoàn 312 từng trực tiếp tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đầu đề và tít bài do tòa soạn đặt.
Gặp Bộ đội Cụ Hồ như Thiếu tướng Phan Khắc Hy, nguyên Phó Tư lệnh Đoàn 559 (Bộ Tư lệnh Trường Sơn), thế hệ sau luôn tràn một niềm tin về tinh thần vượt qua gian khó để đi đến ngày thắng lợi.
45 năm đã trôi qua kể từ ngày lá cờ Tổ quốc và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam bay trên nóc Dinh Độc Lập, nhưng ký ức về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vẫn vẹn nguyên trong tim những người bước ra từ cuộc chiến.
“Sóng gió mặc sóng gió, lính nhà giàn bọn tôi ở đó. Chông chênh mặc chông chênh lính nhà giàn chẳng sợ bão giông”. Hai câu hát của ca khúc “Mùa xuân DK” mới chỉ lột tả được phần nào những khó khăn, vất vả mà người chiến sĩ nhà giàn phải đối mặt khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Vượt qua những dãy núi đá tai mèo lởm chởm, những cung đường đèo uốn lượn giữa lưng trời, chúng tôi tìm đến những bản người H’Mông ở Hà Giang. Xuân này đến với bà con nơi đây dường như vui hơn, gắn kết hơn. Đó là bởi việc đi lại nhờ những cây cầu, con đường mới được hình thành đã thuận tiện hơn rất nhiều.
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư T.Ư Đảng, Báo Nhân Dân chủ trì xây dựng, triển khai thực hiện bộ phim tài liệu nhiều tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”.
Từ ngày 6-1 đến 7-2-1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Quốc tế Cộng sản triệu tập hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản Việt Nam tại Hồng Công, Trung Quốc. Hội nghị đã quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt, Chương trình tóm tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc dự thảo. Các văn kiện này trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Vừa qua, Báo Nhân Dân đã họp báo công bố khởi chiếu bộ phim tài liệu nhiều tập “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”. Với 90 tập, bộ phim tài liệu đồ sộ này hứa hẹn đem lại cho người xem cả nước không chỉ những thước phim lịch sử quý giá, mà còn khơi dậy mạnh mẽ niềm tự hào về Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, về thời đại Hồ Chí Minh.
Tối 15-1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 - 3-2-2020), Ban Tổ chức T.Ư chủ trì, phối hợp Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (mang tên Búa liềm vàng) lần thứ IV - năm 2019.