Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối nay (22/7), sau khi đi sâu vào đất liền khu vực Ninh Bình, Thanh Hóa, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.


Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 107,2 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 140km, cách Hải Phòng 70km; cách Hưng Yên khoảng 80km, cách Ninh Bình khoảng 100km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/giờ), giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/h.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đến 16 giờ ngày 22/7, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam trên đất liền Hải Phòng đến Thanh Hóa với tốc độ khoảng 10 - 15 km/h và có khả năng mạnh thêm. Sức gió mạnh nhất cấp 8 giật cấp 10. Khu vực chịu ảnh hưởng là khu vực vịnh Bắc Bộ, khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thông tin, qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị dông sét và ra đa thời tiết phát hiện thấy vùng mây đối lưu tiếp tục phát triển và gây mưa cho khu vực Đoài Phương, Yên Xuân, Hoà Lạc, Hương Sơn, Đại Xuyên, Phú Xuyên, Chuyên Mỹ, Ứng Hoà, Ba Vì, Yên Bài của thành phố Hà Nội.
Cảnh báo, trong khoảng từ 5 giờ 20 phút đến 8 giờ 30 phút ngày 22/7, vùng mây này tiếp tục gây mưa cho các khu vực trên, sau đó sẽ lan sang các phường/xã khác của thành phố Hà Nội, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ 5 giờ 20 phút đến 10 giờ 20 phút ngày 22/7, khu vực các tỉnh Phú Thọ, Thanh Hoá và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều xã/phường: An Bình, Lạc Thủy, Mai Hạ, Yên Trị; An Nghĩa, Bao La, Cao Phong, Đại Đồng, Dũng Tiến, Hợp Kim, Kim Bôi, Lạc Lương, Lạc Sơn, Liên Sơn, Lương Sơn, Mai Châu, Mường Thàng, Nật Sơn, Ngọc Sơn, Pà Cò, Quy Đức, Quyết Thắng, Tân Lạc, Tân Mai, Tân Pheo, Thượng Cốc, Yên Thủy (tỉnh Phú Thọ);
Luận Thành, Như Thanh, Sao Vàng, Thạch Quảng, Thọ Bình; Cẩm Tân, Cẩm Thạch, Cẩm Thủy, Cẩm Tú, Cẩm Vân, Công Chính, Đồng Lương, Giao An, Hiền Kiệt, Hóa Quỳ, Hồi Xuân, Hợp Tiến, Kiên Thọ, Lam Sơn, Linh Sơn, Lương Sơn, Mậu Lâm, Minh Sơn, Ngọc Lặc, Ngọc Liên, Ngọc Trạo, Nguyệt Ấn, Như Xuân, Phú Lệ, Phú Xuân, Quan Sơn, Quang Chiểu, Quý Lương, Sơn Điện, Tam Lư, Tân Thành, Tây Đô, Thạch Bình, Thạch Lập, Thắng Lộc, Thanh Kỳ, Thanh Phong, Thanh Quân, Thành Vinh, Thiên Phủ, Thiết Ống, Thọ Lập, Thượng Ninh, Thường Xuân, Trung Hạ, Trung Lý, Trung Sơn, Trường Lâm, Vân Du, Văn Nho, Vạn Xuân, Xuân Bình, Xuân Du, Xuân Thái, Xuân Tín, Yên Phú, Yên Thọ (tỉnh Thanh Hoá);
Chiêu Lưu, Đông Hiếu, Huồi Tụ, Hữu Kiệm, Mường Lống, Na Ngoi, Nậm Cắn, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Tây Hiếu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Tam Hợp, Tam Thái, Tân Kỳ, Tri Lễ; Anh Sơn, Anh Sơn Đông, Bắc Lý, Bình Chuẩn, Cam Phục, Cát Ngạn, Châu Bình, Châu Hồng, Châu Khê, Châu Lộc, Châu Tiến, Con Cuông, Giai Xuân, Hùng Chân, Hữu Khuông, Keng Đu, Lượng Minh, Mậu Thạch, Minh Hợp, Mường Chọng, Mường Ham, Mường Quàng, Mường Típ, Mường Xén, Mỹ Lý, Na Loi, Nga My, Nghĩa Đàn, Nghĩa Đồng, Nghĩa Hành, Nhân Hòa, Nhôn Mai, Thái Hòa, Quỳ Châu, Tam Quang, Tân An, Tân Phú, Thành Bình Thọ, Thông Thụ, Tiên Đồng, Tiền Phong, Vĩnh Tường, Yên Hòa, Yên Na, Yên Xuân (tỉnh Nghệ An).
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp 1.

Ngày 21/7/2025, Đồn Biên phòng Sầm Sơn (Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa) cho biết đơn vị vừa tổ chức lực lượng, phương tiện kịp thời cứu hộ thành công 2 phương tiện (bè mảng) bị chết máy trên đường vào bờ tránh trú bão số 3.
Từ 0h30 ngày 22/7, trên địa bàn đặc khu Cô Tô có gió to, cấp 9, giật cấp 11, mưa nhỏ, biển động dữ dội.

Toàn bộ đặc khu Cô Tô mất điện.
Trước đó, từ 21h ngày 21/7, toàn bộ đặc khu Cô Tô đã bị mất điện. Các lực lượng chức năng đang triển khai máy phát điện dự phòng tại các địa điểm trọng yếu như trạm y tế, UBND và các điểm sơ tán. Chính quyền địa phương khuyến cáo người dân giữ bình tĩnh, không ra khỏi nhà trong đêm và khi bão chưa tan.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7 giờ sáng nay (22/7), vị trí tâm bão số 3 khoảng 20.2 độ Vĩ Bắc; 106.7 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 202 km về phía Nam Tây Nam, cách Hải Phòng khoảng 67 km về phía đông nam, cách Hưng Yên khoảng 25 km về phía đông, cách Ninh Bình khoảng 45 km về phía đông bắc.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 9 (75-88 km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15 km/giờ.

Thành Đạt
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 7 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ Hải Phòng-Ninh Bình.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ở đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12. Đặc khu Cô Tô có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11. Cát Bà (đặc khu Cát Hải) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cửa Ông có gió mạnh cấp 9, giật cấp 12. Bãi Cháy có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Quảng Hà có gió mạnh cấp 8. Tiên Yên có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Trạm Thái Bình có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Móng Cái có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9. Phủ Liễn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, …
Ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 200mm.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 12, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ khoảng 15km/ giờ.
Vùng biển bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 12; sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động rất mạnh. Vùng biển nam vịnh Bắc Bộ (bao gồm đảo Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 11, sóng biển cao 2-4m; biển động mạnh.
Trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8- 9, giật cấp 12; khu vực sâu trong đất liền các tỉnh/thành Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Gió cấp 9 có thể làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa.

Vào 8 giờ 30 phút, tại xã Đồng Châu, tỉnh Hưng Yên, trời quang, không mưa và có nắng nhẹ. Gió giật cấp 5, cập 6. Là xã ven biển, đêm qua, Đồng Châu có mưa lớn. Hiện một số hộ gia đình trong khu vực đang tranh thủ dọn vệ sinh trước nhà sau trận mưa hôm qua.
Chiêu Anh
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo, bão số 3 khiến thời tiết trên biển, vùng đất liền ven biển trong bão cực kỳ nguy hiểm, không an toàn cho bất kỳ phương tiện, công trình nào hoạt động trong vùng nguy hiểm như: Tàu du lịch, tàu chở khách, tàu vận tải, lồng, bè, khu nuôi trồng thuỷ sản, đê, kè, tuyến đường ven biển. Các phương tiện có khả năng cao bị lật úp, phá hủy, ngập úng do gió mạnh, dông, lốc, sóng lớn và nước biển dâng.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 9 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão: Khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, cách Hải Phòng khoảng 70 km về phía Đông Nam, cách Hưng Yên khoảng 10 km về phía Đông, cách Ninh Bình khoảng 25 km về phía Đông Bắc.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/giờ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 10 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, nằm trên đất liền ven biển giữa Hưng Yên và Ninh Bình.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 8-9 (62-88 km/giờ), giật cấp 11.
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10-15 km/giờ.


Do ảnh hưởng của bão số 3 (WIPHA), hai tuyến tàu cao tốc từ Vũng Tàu và trung tâm TP. Hồ Chí Minh đi Côn Đảo sẽ tạm dừng khai thác đến hết ngày 25/7. Dự kiến các tuyến hoạt động trở lại vào ngày 26/7, tùy theo điều kiện thời tiết thực tế.
Theo Công ty cổ phần Tàu cao tốc Phú Quốc (Phú Quốc Express), do điều kiện khai thác thực tế, kết hợp dự báo thời tiết không thuận lợi trong các ngày tới do ảnh hưởng của bão WIPHA, doanh nghiệp tạm dừng vận hành tuyến Vũng Tàu – Côn Đảo từ ngày 22/7 đến hết ngày 25/7. Tàu sẽ vận hành bình thường vào ngày 26/7/2025 (thứ Bảy).
Theo Đài khí tượng Thủy văn Hải Phòng, khu vực Hải Phòng có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và rải rác có dông. Lượng mưa tính từ 7 giờ sáng 20/7 đến 7 giờ sáng 21/7 phổ biến từ 10 - 40 mm, riêng tại Bạch Long Vĩ 56 mm. Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 nên ở khu vực Hải Phòng từ sáng 21/7 đến chiều tối ngày 22/7 có mưa to đến rất to và dông. Lượng mưa phổ biến từ 100-350 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ đêm 22/7, mưa lớn giảm, khu vực có mưa rào và dông.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trưa nay (22/7), tâm bão đã đi vào khu vực đất liền các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình. Hồi 11 giờ, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc, 106,2 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 10-15km/giờ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ở đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12. Đặc khu Cô Tô có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Cát Bà (đặc khu Cát Hải) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cửa Ông có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12. Bãi Cháy có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Quảng Hà có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Tiên Yên có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14. Trạm Thái Bình có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Móng Cái có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Phủ Liễn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8,…
Ở khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 200mm. Nước dâng do bão tại Hòn Dấu (Hải Phòng) cao 0,6m và tại Ba Lạt (Hưng Yên) cao 0,8m.
Khu vực sâu trong đất liền các tỉnh/thành: Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hoá có gió giật cấp 6-8. Gió cấp 8 có thể làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa.
Đình Tuấn
Sáng 22/7, bão số 3 bắt đầu ảnh hưởng đến khu vực ven biển của tỉnh Ninh Bình khiến một số địa phương bị ngập. Chính quyền địa phương đã phối hợp với các lực lượng nhanh chóng hỗ trợ, di dời người dân và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm đến nơi an toàn.
Sáng sớm 22/7, trên địa bàn xã Hải Thịnh có mưa to, gió lớn. Thời gian mưa kéo dài khiến một số vùng trũng ven đê biển Cồn Tròn, đê Hải Thịnh 2, Hải Thịnh 3, tổ dân phố số 1, 2, 3, 5 của xã Hải Thịnh bị ngập. Nước nhanh chóng tràn vào những nhà dân có nền nhà thấp với mức nước khoảng 20cm ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân.
TTXVN



Do ảnh hưởng của bão số 3, mưa lớn kéo dài hai ngày vừa qua, sáng 22/7, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhiều tuyến đường trên địa bàn ngập cục bộ. Hiện nay, trên địa bàn Thanh Hóa đang mưa lớn, cảnh báo nguy hiểm trên các sông, tuyến đường thường xẩy ra ngập khi phương tiện tham gia giao thông.
TTXVN



Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3, lực lượng chức năng tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ người dân di dời khỏi các vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập lụt đến nơi an toàn để bảo đảm tính mạng và tài sản.
TTXVN







Văn Lúa-Yến Trinh
Sáng 22/7, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã phát công điện khẩn, phát lệnh báo động cấp I trên sông Yên tại trạm Thủy văn Chuối.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Thanh Hóa, lúc 7 giờ sáng nay, mực nước trên sông Yên tại trạm Chuối ở mức +0,72m, còn cách báo động I là 1,28m và đang tiếp tục lên. Dự báo từ 12 đến 14 giờ hôm nay, mực nước có thể đạt ngưỡng báo động I (+2,00m).
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương ven sông gồm: Nông Cống, Thăng Bình, Trường Văn, Trung Chính, Thắng Lợi, Tượng Lĩnh, Quảng Chính, Tiên Trang, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Ngọc Sơn, Các Sơn và Đông Sơn triển khai khẩn cấp các biện pháp ứng phó theo cấp báo động I.
Bùi Thái Bình
Thành Đạt
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hoá. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng tây với tốc độ 10-15km/giờ.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ở đặc khu Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12. Đặc khu Cô Tô có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Cát Bà (đặc khu Cát Hải) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Cửa Ông có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12. Bãi Cháy có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Quảng Hà có gió mạnh cấp 9, giật cấp 11. Tiên Yên có gió mạnh cấp 10, giật cấp 14. Trạm Thái Bình có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Ba Lạt (Hưng Yên) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9. Móng Cái có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9. Phủ Liễn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Hòn Dấu (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 9,…
Ở khu vực Thanh Hoá và Nghệ An có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm.
Trên biển, chiều 22/7, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm các đặc khu Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, đảo Hòn Dấu và Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh.
Vùng ven biển Ninh Bình-Quảng Ninh có nước dâng do hoàn lưu bão cao từ 0,4-0,8m. Mực nước ven biển chiều nay tiếp tục dâng cao theo thuỷ triều và nước dâng bão. Tại Ba Lạt (Hưng Yên) cao 2,8-3,1m, Hòn Dấu (Hải Phòng) cao 3,9-4,2m và tại Cửa Ông (Quảng Ninh) cao 4,4-4,8m.
Trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Nghệ An có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; khu vực sâu trong đất liền các tỉnh/thành Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hà Nội, Ninh Bình và Thanh Hoá có gió giật cấp 6-8. Gió cấp 8 có thể làm gãy cành cây, tốc mái nhà gây thiệt hại về nhà cửa.



Ngày 22/7/2025, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra mưa lớn kéo dài nhiều giờ khiến nhiều xã bị ngập úng cục bộ. Trong trường hợp mưa lớn tiếp diễn, tại những khu vực vùng trũng thấp, cửa sông, cửa lạch có thể xảy ra ngập lụt trên diện rộng.
TTXVN


Bão số 3 đổ bộ vào đảo Cô Tô (Quảng Ninh) vào đêm 21/7, tuy nhiên sau bão, Cô Tô gặp triều cường dâng cao kỷ lục mực nước 4,2m tại khu vực biển trước Quảng trường Tượng đài Bác Hồ. Đây là điều chưa từng xảy ra ở khu vực này. Người dân địa phương gọi đây là hiện tượng "lại Nam" sóng Nam gặp gió Nam. Thời gian diễn ra triều cường bắt đầu từ 12h30 và nước dâng tạo sóng lớn cao nhất tầm 14h. Đây là hình thái diễn biến bất thường có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tuyến kè bao biển khu vực này. Trước diễn biến trên, đặc khu Cô Tô đã có xử trí nhanh trước mắt đánh giá tác động, đề xuất giải pháp đảm bảo an toàn cho tuyến đê biển này.
TTXVN



Liên quan đến vụ lật tàu trên vịnh Hạ Long, UBND tỉnh Quảng Ninh thông tin, trưa 22/7/2025, lực lượng tìm kiếm cứu nạn phát hiện một thi thể nam giới ở gần khu vực tàu Vịnh Xanh 58 gặp nạn. Qua xác minh đã xác định được danh tính nạn nhân là: Hoàng Việt Hùng, sinh năm 1979, một trong 3 nạn nhân còn mất tích trên biển trong vụ lật tàu tham quan Vịnh Xanh 58, QN 7105 xảy ra ngày 19/7/2025.



Ngày 22/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, ảnh hưởng của bão số 3 (tên quốc tế Wipha) khiến 24 căn nhà trên địa bàn tỉnh bị hư hỏng nặng.


Ngày 22/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại các xã Xuân Lập và Thường Xuân của tỉnh Thanh Hóa.



Chiều 22/7, ông Lê Huy Lượng, Bí thư Đảng ủy xã Hoằng Châu, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến tuyến đê sông Cung, đoạn qua khu vực cống Đồng Đền 2 (thuộc địa bàn xã Hoằng Thắng trước đây), bị sạt trượt mái tại hai vị trí, tổng chiều dài khoảng 50m.
Bùi Thái Bình




Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trưa 22/7, trên địa bàn các xã Quế Phong, Thông Thụ, Tiền Phong, Tri Lễ, Mường Quàng tiếp tục có mưa, mưa to kéo dài kèm theo gió, nên một số khe, suối, sông, hồ nước tiếp tục dâng cao. Một số điểm cầu tràn ở khối Thái Phong (xã Quế Phong), bản Tân Thái–Piêng Luông (xã Tri Lễ) nước ngập cao, người dân không thể qua lại.
Đình Phượng

Từ nay (22/7) đến ngày 25/7/2025, trên sông Mã, sông Cả xuất hiện 1 đợt lũ, biên độ lũ lên trên các sông từ 3-6m. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ ở thượng lưu sông Mã, sông Cả khả năng lên mức báo động 1 đến báo động 2 và trên báo động 2. Đỉnh lũ hạ lưu sông Cả lên mức báo động 1 đến báo động 2, hạ lưu sông Mã còn ở dưới mức báo động 1.
Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, các khu đô thị, khu tập trung dân cư thuộc tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An.
Lũ trên các sông, suối có thể gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 16 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Ninh Bình-Thanh Hóa.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10, di chuyển theo hướng Tây với tốc độ 10-15km/giờ.
Trong 3 giờ qua bão số 3 ít di chuyển, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 tại Hòn Dấu (Hải Phòng) lúc 16 giờ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Uông Bí (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 8. Văn Lý (Ninh Bình) có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10. Ba Lạt (Hưng Yên) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 9,…
Từ chiều tối ngày 22/7 đến sáng ngày 23/7, Thanh Hóa, Nghệ An, phía Nam Phú Thọ và Sơn La có mưa to đến rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100mm, cục bộ có nơi trên 200mm; các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa, mưa vừa, cục bộ có nơi mưa to và dông với lượng mưa 20-40mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Cảnh báo nguy cơ mưa có cường suất lớn (>150mm/3h). Lượng mưa lớn trong thời gian ngắn có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng thấp.
Mực nước sông dâng cao, nhiều điểm vượt báo động III

Gió mạnh ghi nhận lúc 16 giờ tại nhiều khu vực: Hòn Dấu (Hải Phòng) cấp 7, giật cấp 10; Bạch Long Vĩ cấp 6, giật cấp 8; Văn Lý (Ninh Bình) cấp 6, giật cấp 10; Như Xuân (Thanh Hóa) cấp 5, giật cấp 8. Dự báo trong 24 giờ tới, bão tiếp tục suy yếu và tan dần.
Mưa lớn đã xảy ra diện rộng từ tối 21/7 đến chiều 22/7: ven biển Thanh Hóa có lượng mưa phổ biến 200mm-350mm, nơi cao nhất tại Sầm Sơn lên tới 374mm; Châu Nga (Nghệ An) ghi nhận 308mm; nhiều nơi khác ở đồng bằng Bắc Bộ mưa từ 50mm-150mm.
Dự báo, từ tối 22/7 đến sáng 23/7, Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa 50mm-100mm, có nơi trên 200mm; khu vực phía nam tỉnh Phú Thọ và Sơn La có mưa 40mm-80mm, cục bộ trên 120mm.
Do ảnh hưởng kết hợp của mưa và thủy triều, mực nước tại nhiều trạm cửa sông, ven biển từ Hải Phòng đến Ninh Bình vượt báo động III, gồm: sông Hồng tại Ba Lạt, sông Thái Bình tại Đông Xuyên, sông Cấm tại Kinh Thầy, sông Lạch Tray tại Kiến An, sông Văn Úc tại Quang Phục và sông Ninh Cơ tại Trực Phương. Mực nước thượng lưu các sông Mã, sông Cả tiếp tục lên nhanh. Lúc 16 giờ ngày 22/7, sông Chu tại Cửa Đạt ở mức 28,93m, trên báo động I 0,93m; sông Cả tại Mường Xén đạt 142,02m, vượt báo động III.
Hơn 100 nghìn ha lúa bị ngập, nhiều tuyến đê bị sạt lở
Các địa phương đã chủ động sơ tán tổng cộng 12.485 người. Trong đó, di dời tránh bão 11.756 người, gồm: Quảng Ninh 2.052 người, Hải Phòng 4.994 người, Ninh Bình 4.710 người; sơ tán do ngập lụt và sạt lở đất là 729 người tại Thanh Hóa và Nghệ An.
Tính đến 17 giờ ngày 22/7, mưa bão đã làm tốc mái 79 nhà ở tại Nghệ An. Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích lúa bị ngập lên đến 107.217ha, trong đó Hưng Yên 26.000ha, Ninh Bình 74.017ha, Thanh Hóa 7.200ha. Hiện các địa phương đang vận hành trạm bơm tiêu úng, giảm thiệt hại.
Tại Hà Nội, đoạn đê hữu Cầu qua xã Đa Phúc bị nứt dài 20m, địa phương đã cắm chốt, cấm phương tiện lưu thông.
Tại Thanh Hóa, mái đê tả Cùng (xã Hoằng Châu) bị sạt lở hai đoạn với tổng chiều dài 65m, đang được khẩn trương xử lý.
Tại Ninh Bình, mái đê bối Nam Quần Liêu (xã Nghĩa Sơn) bị sạt 5m, đã được gia cố tạm thời bằng bạt phủ và bao tải đất.
Hiện các địa phương tiếp tục triển khai rà soát, thống kê thiệt hại và ứng phó diễn biến mưa lũ sau bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vào lúc 18 giờ ngày 22/07, vị trí tâm bão: Khoảng 20.1 độ Vĩ Bắc; 105.7 độ Kinh Đông, nằm trên đất liền các tỉnh Ninh Bình-Thanh Hóa.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 10. Dự báo trong 3 giờ tới, bão ít di chuyển.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều tối nay (22/7), sau khi đi sâu vào đất liền khu vực Ninh Bình, Thanh hóa bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 105,6 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực Ninh Bình, Thanh Hoá. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9, di chuyển theo hướng tây với tốc độ 5-10km/giờ.
Dự báo đến 7 giờ sáng mai (23/7), áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/giờ và suy yếu dần thành vùng áp thấp. Vị trí dự báo ở khoảng 19,9°N – 104,4°E, trên khu vực Thượng Lào.