TS Trần Đình Cường

“Phát triển xanh là xu thế không thể đảo ngược”

Là người gắn bó với các bước thăng trầm của kinh tế Việt Nam từ thời kỳ đầu đổi mới đến nay, với uy tín được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ghi nhận, TS Trần Đình Cường - Chủ tịch Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY), đã chia sẻ cùng Nhân Dân hằng tháng câu chuyện nền kinh tế xanh, bền vững mà Việt Nam đang hướng tới.
Thanh niên thời đại số & hành trang kiến tạo
Kinh tế báo chí trong kỷ nguyên số
Chính sách khuyến sinh Chiến lược cho tương lai
Đầu tư cho R&D: Sức bật mới cho Việt Nam
Di sản - nguồn lực vàng cho phát triển du lịch
“Phát triển xanh là xu thế không thể đảo ngược”
Bộ đội thời bình và “thế trận lòng dân”
Bệnh án điện tử - Đơn thuốc điện tử: Chìa khóa mở cánh cửa Bệnh viện thông minh
Tín chỉ carbon - Cơ hội và thách thức cho nông nghiệp
Thắp sáng tương lai cho trẻ tự kỷ
Thành tựu đối ngoại góp phần thúc đẩy hợp tác, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển

Thành tựu đối ngoại góp phần thúc đẩy hợp tác, thu hút nguồn lực phục vụ phát triển

Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn và thành tựu đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc mang đậm bản sắc cây tre Việt Nam. Hình ảnh một Việt Nam phát triển năng động, hấp dẫn đầu tư, là đối tác tin cậy nổi bật trên trường quốc tế, kiều bào tích cực đóng góp nguồn lực cho Tổ quốc. Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng trao đổi với phóng viên Nhân Dân hằng tháng chung quanh vấn đề này.
Các sản phẩm của Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ dược liệu Yên Sơn (thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình) tăng mạnh về số lượng bán ra thị trường nhờ thực hiện truy xuất nguồn gốc. Ảnh | HÀ AN

Minh bạch nguồn gốc tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt

Chất lượng và nguồn gốc của nông sản lâu nay luôn là vấn đề nóng trong tiêu dùng và giao thương, đặc biệt với xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, xuất khẩu nông sản vẫn luôn là một “điểm sáng” và góp phần duy trì nguồn thu lớn cho nền kinh tế, với những thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng và những hiệp định FTA mới được ký kết. Theo đó, việc triển khai truy xuất nguồn gốc nông sản ngày càng trở nên bức thiết, bởi đó là một trong những công cụ hữu hiệu giúp minh bạch nguồn gốc, bảo đảm chất lượng sản phẩm do có thể truy vết từng bước trong chuỗi hình thành sản phẩm, từ đó xúc tiến việc tiêu thụ hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và thế giới.

Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc hàng hóa là bước đột phá quan trọng trong việc tạo tiền đề cho một hệ sinh thái về truy xuất nguồn gốc mà điểm nhấn quan trọng đó chính là xây dựng Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Quốc gia. Với việc triển khai số hóa ngành nông nghiệp ngày càng phổ biến, coi đây là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành, việc ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc nông sản đang được triển khai tích cực. Tuy nhiên quá trình triển khai còn mang nặng tính hình thức, thiếu hiệu quả do nhiều doanh nghiệp, người dân chưa hiểu đúng và đủ về việc này, thiếu năng lực thực hiện, mặt khác hệ thống hạ tầng số còn thiếu và yếu, chưa kết nối, chưa đồng bộ...

Làm thế nào để việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp ngày càng hiệu quả, thực chất và phát huy được đầy đủ tác dụng của nó như là một công cụ hữu hiệu nhằm minh bạch nguồn gốc, tạo lòng tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trên thị trường là vấn đề trong tiêu điểm tháng 10 của Nhân Dân hằng tháng.

Chế biến thủy sản xuất khẩu ở Công ty CP Thủy sản Cafatex Hậu Giang. Ảnh | TRẦN QUỐC

Còn nhiều tồn tại, thách thức

Việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho truy xuất nguồn gốc; đẩy mạnh chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc đã thể hiện nỗ lực của Việt Nam về quản lý an toàn thực phẩm, hướng đến nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm, bền vững. Tuy nhiên, nền nông nghiệp nước ta đang đối mặt không ít thách thức, đòi hỏi phải sớm khắc phục tồn tại, hạn chế để truy xuất nguồn gốc sản phẩm hiệu quả và toàn diện, nhất là khi các thị trường xuất khẩu nông sản chính như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... đang ngày càng đẩy mạnh áp dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên tất cả các lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.
Vùng trồng chè được cấp nhãn hiệu chứng nhận “Chè Phổng Lái Thuận Châu”.

Gây dựng lòng tin để phát triển thương hiệu

Được đánh giá là “hiện tượng nông nghiệp” và trở thành vùng trồng cây ăn quả lớn nhất miền bắc với những dấu ấn nổi bật, tỉnh Sơn La đã tạo ra các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Kết quả khả quan đó do làm tốt việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, góp phần xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản.
Nhiều mặt hàng nông sản tại siêu thị Co.opmart được dán tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh | AN AN

Nhà nước hỗ trợ, người dân chủ động

Những lợi ích thiết thực từ việc minh bạch nguồn gốc nông sản là không thể phủ nhận, vậy làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy triển khai việc truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả, thực chất. Nhà quản lý, các chuyên gia đầu ngành, hộ sản xuất bày tỏ ý kiến với Nhân Dân hằng tháng.
Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số

Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong môi trường số

Việt Nam được coi là một trong những quốc gia nhanh nhạy trong chuyển đổi và dễ thích ứng với các xu hướng mới. Các ngành nghề, các dịch vụ kinh doanh có liên quan đến dữ liệu phát triển nhanh, mạnh mẽ đã đặt ra cho xã hội nhiều khó khăn thách thức. Theo thống kê từ Bộ Công an, hiện Việt Nam có 68 văn bản quy phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến bảo vệ dữ liệu cá nhân, tuy nhiên, xét tổng thể hệ thống văn bản pháp luật hiện tại vẫn chưa có sự thống nhất, tương thích trên nhiều phương diện. Tình trạng lộ lọt, mất, mua bán, chiếm đoạt dữ liệu cá nhân đang diễn ra công khai, không hoặc khó xử lý vì thiếu cơ sở pháp lý để thi hành.
Đánh thức tiềm lực du lịch văn hóa

Đánh thức tiềm lực du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. Bởi vậy, phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa là chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nhà nước trong suốt nhiều năm qua.
Cải cách bảo hiểm xã hội: Nhu cầu cấp bách

Cải cách bảo hiểm xã hội: Nhu cầu cấp bách

Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã đi vào cuộc sống, khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc đóng-hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, bảo hiểm xã hội hiện đang là vấn đề nóng trong dư luận với rất nhiều vướng mắc, hạn chế cần tháo gỡ, sửa đổi.
Phát triển năng lượng tái tạo hiệu quả & bền vững

Phát triển năng lượng tái tạo hiệu quả & bền vững

Thế giới đang chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Thực tế ở Việt Nam cho thấy, nhiệt điện gây ô nhiễm, thủy điện đã đến giới hạn, điện hạt nhân đứng trước những cảnh báo về thảm họa, vì thế phát triển năng lượng tái tạo trở thành xu thế tất yếu. Việt Nam có tiềm năng đặc biệt lớn về các nguồn năng lượng tái tạo như: thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối. Theo nhận định của các chuyên gia và nhiều tổ chức quốc tế, Việt Nam có đủ nguồn năng lượng tái tạo để xây dựng ngành điện quốc gia theo kịch bản phát triển năng lượng bền vững.
Chuyển đổi số & những thách thức với nền hành chính

Chuyển đổi số & những thách thức với nền hành chính

Năm 2023 được chọn là năm “Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới”. Trong Hội nghị Sơ kết một năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nêu bật tính cấp thiết phải xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia để “phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả”.
Nsưt Đàm Hàn Giang và vũ công Thu Huệ trong vở ballet Kẹp hạt dẻ.

Những khoảng lặng sau tấm màn nhung

“Đến Nhà hát để thưởng thức các tác phẩm vũ kịch kinh điển, khán giả sẽ thấy những vũ công đẹp lung linh, cao sang và đầy lãng mạn trên sàn diễn. Nhưng cũng chính họ bên trong cánh gà, mồ hôi túa ra, mũi chân rớm máu. Trong khi đó, thu nhập lại quá bèo bọt, diễn viên chính của Nhà hát mà lương chỉ vài triệu đồng một tháng” - đó là tâm sự đầy xót xa của NSƯT Trần Ly Ly, khi còn là Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam. Khi tấm màn nhung lộng lẫy khép lại, còn nhiều khoảng lặng hiện hữu khiến những nghệ sĩ biểu diễn luôn bộn bề bao nỗi băn khoăn.
Nốt trầm của xiếc

Nốt trầm của xiếc

Vừa chia vui với nụ cười rạng rỡ của hai anh em, NSƯT Quốc Cơ-Quốc Nghiệp, sau khi vượt qua thử thách và chính thức xác lập kỷ lục Guinness thứ tư tại Milan (Italia) vào ngày 3/2/2023, người hâm mộ thực sự bất ngờ, khi được biết đây sẽ là kỷ lục cuối cùng trong sự nghiệp trình diễn quốc tế của hai tài năng xiếc - dù người vừa 39 tuổi, người mới 34 tuổi.
Nghệ thuật biểu diễn chưa có sự cạnh tranh công bằng

Nghệ thuật biểu diễn chưa có sự cạnh tranh công bằng

Những bất cập tồn tại trong chế độ, chính sách với nhân sự lao động thuộc lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn (NTBD) là vấn đề không còn mới nhưng vì chưa có những giải pháp triệt để nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, tâm lý người làm nghề và sự phát triển dài hơi, phục vụ công chúng một cách tốt nhất. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện cùng NSND Trịnh Thúy Mùi Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chung quanh câu chuyện này.
Cảnh trong vở nhạc kịch Những người khốn khổ của Nhà hát Nhạc vũ kịch Viêt Nam.

Đổi mới tư duy là đòi hỏi quan trọng nhất

Đông đảo nghệ sĩ biểu diễn đều mong chờ sự ra đời của Nghị định về chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ mà Bộ VHTTDL giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì triển khai xây dựng và hoàn thiện. Nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết đã được chuyên gia - người quản lý đơn vị nghệ thuật cùng nghệ sĩ gửi gắm, với mong muốn đội ngũ nghệ sĩ biểu diễn sẽ có được điểm tựa chắc chắn để yên tâm sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của đời sống văn hóa nghệ thuật nước nhà.
Lời giải nào cho bài toán nước sạch đô thị?

Lời giải nào cho bài toán nước sạch đô thị?

Ở nước ta, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tình trạng nguồn nước cạn kiệt, ô nhiễm môi trường, ngập lụt, biến đổi khí hậu... làm nảy sinh những vấn đề cấp thiết cần thay đổi để thích ứng. Ngành cấp thoát nước cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Nhiều vấn đề quan trọng của ngành nước hiện nay đang chịu sự quản lý chồng chéo của các luật như tài nguyên nước, thủy lợi, đầu tư... làm cản trở đáng kể đến sự phát triển. Hệ thống hạ tầng cấp thoát nước cần được cải tiến, nâng cấp một cách đồng bộ rốt ráo hơn.
"Gỡ nút thắt" Khơi thông nguồn lực đất đai

"Gỡ nút thắt" Khơi thông nguồn lực đất đai

Đất đai là nguồn lực rất lớn nhưng lại đang bị trói bởi nhiều quy định, với nhiều “nút thắt” làm cho nguồn lực này bị tắc nghẽn, chưa thể thị trường hóa, trở thành nguồn lực cho nền kinh tế. Những bất cập vướng mắc của cơ chế quản lý, của Luật Đất đai đã gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế cũng như xã hội, nguồn lực khổng lồ của đất đai không được giải phóng, dẫn đến tình trạng tham nhũng tiêu cực. Từ lâu, đất đai trở thành trung tâm của những căng thẳng và mâu thuẫn xã hội ở nước ta không chỉ bởi giá trị ngày càng tăng trong một nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh, mà còn bởi những bất cập, vướng mắc lẫn lạc hậu trong cơ chế quản lý và những quy định của pháp luật.
Nâng tầm hạt gạo Việt & những cơ hội mới

Nâng tầm hạt gạo Việt & những cơ hội mới

Là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng trong nhiều năm qua, thương hiệu gạo Việt lại ít được biết đến ngay cả ở những nước ăn gạo truyền thống, hay những thị trường khó tính như Mỹ và châu Âu. Gạo Việt Nam bị đóng nhãn mác gạo nước ngoài, xuất khẩu thô với giá rẻ, sang các thị trường như châu Phi, Trung Quốc, ASEAN... là phổ biến, xuất khẩu nhiều nhưng doanh thu chưa cao.