Không phải ngẫu nhiên, Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội quyết định lựa chọn thuốc giả, thực phẩm giả là chủ đề cho phiên giải trình tháng 8 tới đây.
Tại phiên họp thứ 47 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, vấn đề trọng tâm là kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021-2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva.
Sau bước chuyển mình mạnh mẽ để “sắp xếp lại giang sơn”, một nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải xây dựng lại các bản quy hoạch địa phương, trong đó có không ít quy hoạch địa phương từng được lập theo địa giới hành chính “cứng”.
Trước khi khép lại kỳ họp thứ 9, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được Quốc hội khóa XV thông qua với nhiều thay đổi quan trọng. Một trong số những thay đổi đó là quy định, HĐND và UBND cấp xã được ban hành VBQPPL.
Ngày 30/6, trước thềm mô hình chính quyền hai cấp của 34 tỉnh, thành phố mới sau sáp nhập, tinh gọn trên cả nước chính thức đi vào hoạt động, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng “Sức mạnh của đoàn kết”.
Trong tuần làm việc cuối của kỳ họp lần này, với tâm huyết và trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội đã tập trung thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2026.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát là chủ trương có ý nghĩa quan trọng và nhân văn theo tinh thần Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Trung ương, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong chính sách xã hội và việc làm thỏa đáng, bền vững của Liên hợp quốc.
Đầu tuần này, Quốc hội đã dành 1,5 ngày để thảo luận về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025, với nhiều ý kiến sâu, xác đáng, được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về Đại dương lần thứ ba (UNOC 3) với tư cách khách mời đặc biệt của Tổng thống Pháp, nước đồng chủ trì Hội nghị.
Ngày 11/6/1948, giữa núi rừng Việt Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc nhằm huy động sức người, sức của cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.
Việc dừng thu công đoàn phí đối với khoảng 2,6 triệu lao động hưởng lương ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang từ ngày 1/6 chính là bước đi chiến lược trong lộ trình cải cách tổ chức công đoàn, hướng tới một bộ máy tinh gọn, hiệu quả và sát thực tiễn hơn.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được đưa ra thảo luận ngay trong sáng đầu tiên của Phiên họp thứ 46 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV (sáng 3/6) phần nào cho thấy tính cấp bách của vấn đề.
Cùng với việc tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương theo hai cấp, hệ thống tòa án nhân dân nói riêng và hệ thống các cơ quan tư pháp nói chung cần được tổ chức lại. Hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề này vừa được trình Quốc hội trong khuôn khổ kỳ họp thứ chín.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 tại Malaysia đánh dấu mốc lịch sử mới trong tiến trình phát triển của Hiệp hội với việc thông qua các văn kiện vạch lộ trình hướng tới Cộng đồng ASEAN năm 2045 đoàn kết, tự cường, phát triển bền vững, bao trùm và thịnh vượng, lấy người dân làm trung tâm.
Chủ trương miễn viện phí toàn dân không chỉ là một chính sách nhân văn, mà còn là bước đột phá trong hệ thống an sinh xã hội, thể hiện cam kết của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân.
Một trong những nội dung thảo luận được nhiều cử tri quan tâm ở tuần làm việc thứ ba kỳ họp Quốc hội lần này là dự thảo Nghị quyết Thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
“Lời Người - Lời của nước non” là một phụ san đặc biệt trên ấn phẩm Nhân Dân cuối tuần (báo in, số 1890) nhân Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từng câu nói bất hủ của Người được chọn lọc và trình bày bằng ngôn ngữ mỹ thuật hiện đại, gần gũi, dễ tiếp cận với người trẻ, từ đó càng minh chứng cho tầm vóc của một dân tộc, bài học về lòng yêu nước, tinh thần độc lập và khát vọng vươn lên. Xin được giới thiệu cùng độc giả những câu nói đã đi vào lịch sử về lý tưởng, khát vọng và trách nhiệm công dân của vị Lãnh tụ thiên tài - Hồ Chí Minh.
Có một câu hỏi vang lên trong những ngày kỷ niệm nửa thế kỷ thống nhất nước vừa qua: Muốn đất nước vươn mình, giàu mạnh, thịnh vượng, chúng ta phải làm gì? Câu hỏi rất thực tiễn lại mang tính lý luận sâu sắc, vừa đặt ra yêu cầu, mục tiêu cấp bách trước mắt, vừa cho lâu dài.
Ngay sau phiên khai mạc sáng 5/5, chiều cùng ngày, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp) đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ủy ban để triển khai nhiều nhiệm vụ khẩn trương, cùng lúc, song vẫn bảo đảm trình tự theo quy định.
Khoảng trống pháp lý trong đào tạo ngành nghệ thuật đã gây ách tắc tuyển sinh và đào tạo tài năng trẻ trong nhiều năm qua. Việc một cơ chế mang tính đặc thù cho lĩnh vực này đang được xem xét cẩn trọng là động thái linh hoạt, kịp thời - một bước đi cần thiết để không gián đoạn sứ mệnh “gieo trồng” tài năng và gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc giữa dòng chảy hiện đại hóa.
Hướng về nhân dân, bàn những quyết sách vì nhân dân là nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động của Đảng và Nhà nước ta. Với tinh thần ấy, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tới đây sẽ bàn, quyết định nhiều nội dung quan trọng, như sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và một số luật phục vụ việc tinh gọn bộ máy, tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.
Thẩm, giám, kiến (thẩm tra, giám sát, kiến nghị) là ba chân kiềng của công tác dân nguyện, nói như Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải khi phát biểu tại phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đang diễn ra). Từng là Trưởng ban Dân nguyện, bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, để đáp ứng tốt nhất những mong muốn, kiến nghị chính đáng của cử tri thì cả ba khâu trên đều cần được chú trọng đúng mức.
Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặc biệt quan tâm, đưa ra thảo luận tuần này. Theo Báo cáo tóm tắt của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, tới đây, lần đầu tiên, "Diễn đàn của Quốc hội" về hoạt động giám sát sẽ được tổ chức, cho thấy tinh thần không ngừng đổi mới, cải tiến trong hoạt động của Quốc hội.
Việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính là tiền đề quan trọng để hình thành các chính quyền địa phương hiện đại, hoạt động chuyên nghiệp, lấy hiệu quả phục vụ nhân dân làm thước đo chủ đạo.
Được thực hiện trong Năm giao lưu nhân văn Việt Nam-Trung Quốc kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đánh dấu mốc son mới trong quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa hai nước láng giềng gần gũi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia. Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội góp phần ghi đậm dấu ấn Việt Nam tại diễn đàn hợp tác nghị viện khu vực và thế giới, tạo môi trường thuận lợi để khai thác dư địa, thúc đẩy hợp tác sâu rộng với Armenia và Uzbekistan.
Những bước đi chủ động, quyết liệt và kịp thời của các nhà lãnh đạo và Chính phủ Việt Nam phản ứng trước chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ được dư luận và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá tích cực.
Trong dòng chảy không ngừng của lịch sử dân tộc, mỗi thế hệ thanh niên Việt Nam đều gắn liền với một sứ mệnh. Nếu cha ông chúng ta từng xông pha trên chiến trường để bảo vệ đất nước, thì thanh niên hôm nay cũng đang đảm đương một nhiệm vụ không kém phần quan trọng – đó là giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa.
Ngày 4/4, Báo Nhân Dân phối hợp Tập đoàn TH tổ chức hội thảo với mục tiêu tiếp nối những giá trị sâu sắc và thông điệp mạnh mẽ từ bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình” của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025). Từ những giá trị cốt lõi trong bài viết của Tổng Bí thư, các chuyên gia hàng đầu, đại diện các cơ quan chức năng, nhà hoạch định chính sách, cùng những gương mặt tiêu biểu của thế hệ trẻ mang đến những phân tích sâu sắc, những góc nhìn mới mẻ xoay quanh bốn lĩnh vực then chốt: văn hóa, giáo dục, y tế và thể thao.
Nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”.
Trong bối cảnh không tổ chức chính quyền cấp huyện và sáp nhập xã theo đề án của Chính phủ hiện nay, việc công khai thông tin đất đai trước, trong và sau khi sáp nhập lại càng cần thiết hơn bao giờ hết để không tạo ra khoảng trống thông tin, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích chính đáng của người dân.
Trong những ngày này, cả hệ thống chính trị đang khẩn trương, quyết liệt triển khai thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, nội dung quan trọng nhằm cụ thể hóa vào cuộc sống Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 18/01/2025 của Bộ Chính trị về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị số 35; Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Kết luận số 123-KL/TW ngày 24/01/2025 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025….
Thật sự là một cuộc cách mạng. Những bước chạy thần tốc! Đó không chỉ là những cảm nhận, những ý kiến của chuyên gia, cử tri cả nước mà là thực tiễn đất nước ta đang đổi mới hết sức mạnh mẽ.
Năm 2025 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng: kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, 70 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Indonesia và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Singapore. Từ ngày 9 đến 13/3, Tổng Bí thư Tô Lâm có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore. Chuyến thăm thể hiện cam kết chiến lược mạnh mẽ của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác ASEAN, đồng thời đưa quan hệ với Indonesia và Singapore bước vào giai đoạn hợp tác toàn diện, sâu sắc hơn.
Tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa bế mạc ngày 14/3, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, kỳ họp thường kỳ thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra ngay đầu tháng 5, sớm hơn so với thông lệ khoảng 15 ngày và kéo dài khoảng hai tháng. Đây sẽ là kỳ họp dài nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Hiện nay, một phần không nhỏ dư địa tăng trưởng tín dụng được đặt vào phát triển tín dụng xanh để góp phần chuyển đổi nền kinh tế sang hướng tăng trưởng xanh, phát thải carbon thấp. Tuy nhiên, do hiện chưa có quy chuẩn đồng bộ, thống nhất về danh mục phân loại xanh, việc hướng dòng vốn vào lĩnh vực này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Ngày 3/3 bắt đầu một tuần làm việc mới, cũng là ngày mà các bộ, ngành chính thức vận hành bộ máy vừa được gấp rút kiện toàn trên tinh thần quyết liệt đổi mới, cải cách toàn diện theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Quyết định của Bộ Chính trị về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập được đánh giá là bước tiến lớn trong triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.