Chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia năm 2025 (Đợt 1) vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường công nhận tại Quyết định số 2361/QĐ-BNNMT ngày 26/6/2025. Theo đó, 47 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ vùng đất đồi gió Lục Ngạn, nơi từng mùa vải đỏ rực khắp chân trời, vải thiều Hồng Xuân đã vượt qua bao thử thách, chuyển mình từ thứ quả quen thuộc thành biểu tượng của nông sản chất lượng cao, sánh vai cùng những thương hiệu hàng đầu.
Từ mảnh đất Yên Thế từng gắn liền với phong trào khởi nghĩa hào hùng đầu thế kỷ XX, gà đồi Yên Thế không chỉ là món ngon trên mâm cơm người Việt mà còn là sản phẩm OCOP 4 sao tiêu biểu, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế địa phương và đưa tên tuổi Bắc Giang vươn xa.
Hơn 100 gian hàng với hơn 1.000 sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn, sản phẩm OCOP các vùng miền của thành phố Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và 28 tỉnh, thành phố khác trong cả nước đã hội tụ tại Tây Hồ, cùng tham gia Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hoá các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP cũng được các địa phương trong cả nước triển khai rộng khắp. Theo đó, đã có hơn 674 trung tâm/điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với các trung tâm đô thị, điểm du lịch ở các địa phương. Các sản phẩm OCOP đã và đang được đông đảo người dân trong cả nước đón nhận.
Một chiến dịch truyền thông đa nền tảng, kích hoạt tiêu thụ sản vật vùng cao, tạo ra gần 800.000 lượt xem trực tiếp, doanh thu 300 triệu đồng chỉ sau vài giờ phát sóng - chuỗi livestream “Tự hào hàng Việt tỉnh Lai Châu” đang mở ra một hướng đi mới cho chuyển đổi số nông nghiệp tại các địa phương miền núi.
Thành phố Hà Nội có không gian phát triển nông nghiệp rộng lớn, quy mô sản phẩm nông nghiệp đứng đầu cả nước, diện tích đất dành cho hoạt động sản xuất nông nghiệp hơn 197.000ha thuộc tốp đầu địa phương trong cả nước, đây chính là điều kiện tốt để phát triển các sản phẩm OCOP Thủ đô.
Ngày 16/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức lễ khai mạc “Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng năm 2025 ” .
Với những người dân huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh, mật ong không chỉ là một sản phẩm quý, mà còn chứa đựng những nét văn hóa không thể trộn lẫn. Ấy là khi những “giọt vàng” từ núi Hương Sơn, qua bàn tay của người tâm huyết đã trở thành những sản phẩm quý, tốt cho sức khỏe, đến với mọi người, mọi nhà.
Trong giai đoạn đầu tiên, chương trình OCOP đã ưu tiên tập trung thị trường trong nước, nhất là các nhóm sản phẩm gắn với xu hướng tiêu dùng chất lượng cao (đặc sản), quà tặng, quà biếu, sản phẩm du lịch... Trên cơ sở đó, từng bước mở rộng ra thị trường xuất khẩu, phù hợp với từng đối tượng sản phẩm, gắn với vai trò quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới.
Là sản phẩm tiêu biểu của làng nghề gốm Bát Tràng, các sản phẩm gốm mang thương hiệu gốm sứ Quang Vinh đã xuất khẩu thành công, có mặt tại bữa ăn của nhiều gia đình trên thế giới, khẳng định kỹ năng từ đôi tay khéo léo của nghệ nhân cùng sự bắt nhịp xu hướng của thế giới. Đặc biệt, “linh hồn” của gốm sứ Quang Vinh lại là một người phụ nữ nhẹ nhàng, khéo léo và vô cùng giản dị.
Bám biển mà sống, chị Nguyễn Thị Thiết bao năm chỉ buôn thúng bán mẹt những mẻ cá ngoài chợ. Thấy món mắm rò, mắm ruốc ở Huế bán khá chạy ở quê Gio Linh, chị Nguyễn Thị Thiết bàn với chồng tìm hướng đi đổi đời cho gia đình. Chị gác việc chạy chợ, vào Huế học nghề để tận dụng được những mẻ cá tươi ngon ở quê hương mình. Chuyến đi ấy trở thành bước khởi đầu cho sự ra đời thương hiệu mắm rò, mắm ruốc, sứa Hoàng Việt.
Đối với mỗi người con vùng đất Đô Lương xứ Nghệ, ẩm thực quê nhà đặc trưng là một điều khiến nhiều người con xa quê luyến lưu, mong nhớ. Niềm luyến lưu đó đã khiến những người còn ở lại quê hương nỗ lực làm ra những thức quà ngon hơn, thời gian bảo quản lâu hơn để những người xa quê nhận được bớt nỗi nhớ nhung, cũng là nỗ lực để sản phẩm có cơ hội vươn cao, vươn xa hơn nữa. Bánh đa Vĩnh Đức là một sản phẩm như vậy.
Trà hoa vàng không chỉ thu hút bởi sắc vàng rực rỡ mà còn được mệnh danh là "Nữ hoàng" của các loại trà dược liệu nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hãy cùng khám phá những thông tin thú vị về Trà hoa vàng trong bài viết dưới đây.
Tối 14/3, tại Quảng trường Đại đoàn kết thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai tổ chức hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm tiêu biểu tỉnh Gia Lai năm 2025.
Đối với mỗi người dân đất thành Nam, các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao niềm thương nhớ. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những nỗi niềm thương nhớ đằng sau… Câu chuyện của hạt gạo nếp thơm Nghĩa Bình – xã Nghĩa Bình – huyện Nghĩa Hưng – Nam Định là một trong những câu chuyện như vậy.
Từ cây “thuốc dấu” chữa bách bệnh trên đỉnh núi cao của đồng bào Xơ Đăng tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, cây sâm Ngọc Linh đã được thuần hoá và bén duyên vùng núi Sam Ta của Sơn La. Cây thuốc quý được công nhận sản phẩm OCOP với hành trình bền bỉ “bén rễ” trên đỉnh non ngàn đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của của bà con Sơn La.
Ngày 24/2, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa xây dựng, ra mắt gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm OCOP trên không gian ảo, ứng dụng AI. Theo đó, người tiêu dùng có thể tham quan gian hàng giới thiệu các sản phẩm OCOP của tỉnh một cách chân thực, sinh động tại địa chỉ https://gianhangocopqb.com.
Sau sáu năm triển khai trên phạm vi toàn quốc, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã mang lại những kết quả tích cực. Bức tranh nông nghiệp Việt Nam ngày càng phong phú với những con số và mặt hàng xuất khẩu ấn tượng.
Có 41 sản phẩm không tham gia đánh giá theo quy định thời hạn 36 tháng và 6 sản phẩm tham gia đánh giá lại không đáp ứng tiêu chí bắt buộc của sản phẩm OCOP.
Lần đầu tiên, thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) tổ chức Ngày hội bánh dân gian Nam Bộ kết hợp hội chợ xúc tiến du lịch, thương mại, sản phẩm OCOP. Hơn 200 đơn vị đến từ các tỉnh, thành phố Đồng bằng Sông Cửu Long, các huyện trong tỉnh Bạc Liêu tham gia, tạo nên không khí sôi nổi, vui tươi và hào hứng...
Chương trình OCOP đã tác động tích cực, mạnh mẽ đến sự phát triển sản xuất ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng vùng nguyên liệu địa phương ổn định, tạo thêm việc làm, thúc đẩy hướng đi về phát triển kinh tế, đặc biệt là sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn.
“Nhiều năm gắn bó với cây cam, hiểu cây cam, tôi thấy rằng, trong những vườn cam bát ngát sắc màu, chỉ có khoảng 10% số quả cam được tích tụ sương gió, có vẻ ngoài đẹp và ngon đặc biệt. Đây chính là dòng sản phẩm được Cam Bảo Phương xác định sẽ định hình thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng”, anh Đoàn Ngọc Bảo, Tổ hợp tác trồng cam xã Hương Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ tâm tư như vậy với chúng tôi về hành trình xây dựng thương hiệu OCOP cho trái cam Bảo Phương.
Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương vừa quyết định công nhận thêm 28 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Trong đó, nhóm thực phẩm có 21 sản phẩm, nhóm dược liệu có 2 sản phẩm, nhóm du lịch có 2 sản phẩm, nhóm đồ uống có 2 sản phẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ có 1 sản phẩm.
Ngày 14/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng 10 sản phẩm OCOP cấp tỉnh thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2024. Trong đó lần đầu tiên trên địa bàn có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao.
Ẩn mình giữa những ngọn đồi trung du xanh ngát của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cây sâm nam núi Dành đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Với giá trị dược liệu quý giá, gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời cùng triển vọng kinh tế vượt bậc, sâm nam núi Dành xứng đáng được gọi là "vàng xanh" của đất Bắc Giang.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2024, cả nước có hơn 2.100 hợp tác xã nông nghiệp có các sản phẩm OCOP. Con số này đạt tỷ lệ gần 38% số chủ thể sản phẩm OCOP được công nhận.
Tối 27/12, tại đường Chiến thắng Sông Lô (thành phố Tuyên Quang), Sở Công thương khai mạc Hội chợ OCOP và trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.
Ủy ban nhân dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) vừa tổ chức đánh giá, xếp hạng chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện đợt 2 năm 2024 với có 9 sản phẩm tham gia.