(Ảnh: Bộ Nông nghiệp-Môi trường)

[Infographic] Năm 2025, 47 sản phẩm đạt OCOP quốc gia

Chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm (OCOP) cấp Quốc gia năm 2025 (Đợt 1) vừa được Bộ Nông nghiệp và Môi trường công nhận tại Quyết định số 2361/QĐ-BNNMT ngày 26/6/2025. Theo đó, 47 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao Quốc gia.

Nâng tầm giá trị sâm nam núi Dành - "vàng xanh" của đất Bắc Giang

Nâng tầm giá trị sâm nam núi Dành - "vàng xanh" của đất Bắc Giang

Ẩn mình giữa những ngọn đồi trung du xanh ngát của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cây sâm nam núi Dành đang dần khẳng định vị thế của mình, không chỉ là cây dược liệu quý mà còn là biểu tượng cho sự phát triển bền vững của địa phương. Với giá trị dược liệu quý giá, gắn với lịch sử, văn hóa lâu đời cùng triển vọng kinh tế vượt bậc, sâm nam núi Dành xứng đáng được gọi là "vàng xanh" của đất Bắc Giang.
[Infographic] Năm 2024: Vinh danh 9 sản phẩm OCOP 5 sao mới

[Infographic] Năm 2024: Vinh danh 9 sản phẩm OCOP 5 sao mới

Trong năm 2024 vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp trung ương đã công nhận mới 9 sản phẩm OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao). Các sản phẩm mới được công nhận trong năm nay đều thuộc hai nhóm thực phẩm, dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Đồng thời, Hội đồng cũng đã công nhận lại 7 sản phẩm OCOP 5 sao.
[Video] Mật ong Rú Lịnh: Nuôi ong lấy mật cũng lắm công phu

[Video] Mật ong Rú Lịnh: Nuôi ong lấy mật cũng lắm công phu

Với ưu thế nằm cạnh rú Lịnh – "lá phổi xanh" của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, thời gian qua, người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh đã phát triển, mở rộng nghề nuôi ong lấy mật truyền thống. Không chỉ áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi ong lấy mật, Hợp tác xã nông sản xanh Vĩnh Hòa còn nỗ lực xây dựng thương hiệu mật ong Rú Lịnh, phát triển và mở rộng các kênh phân phối cho sản phẩm truyền thống của địa phương.
[Infographic] 6 năm triển khai, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP

[Infographic] 6 năm triển khai, cả nước có hơn 14.000 sản phẩm OCOP

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, cả nước đã có 14.085 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Sau hơn 6 năm triển khai, Chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ, khẳng định hướng đi đúng đắn của một chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, nhằm mục tiêu phát triển ngành nghề nông thôn, mở rộng thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng, miền.
[Infographic] Thêm năm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

[Infographic] Thêm năm sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

Trong cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm cấp trung ương đợt 2 năm 2024 ngày 5/11 vừa qua, 5 sản phẩm của nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu đã được công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao). Đó là: thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vicumax limited Nano Curcumin, Vicumax Nano Curcumin, Vicumax mật ong Nano Curcumin, trà phun sương actiso Sapa cao mềm actiso Sapa.
Mật ong Honeco: Thảo thơm sản phẩm OCOP từ núi rừng mờ sương

Mật ong Honeco: Thảo thơm sản phẩm OCOP từ núi rừng mờ sương

Từ những cánh rừng vùng Tam Đảo mờ sương, chắt lọc tinh tuý từ bụi cây, ngọn cỏ, từ những bông hoa thơm đẫm hương vị núi rừng, Công ty CP Ong Tam Đảo đã gây dựng được những dòng sản phẩm vô cùng chất lượng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao và đang dần vươn tầm thế giới.
Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm của Tuyên Quang

Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm của Tuyên Quang

Chương trình OCOP tại Tuyên Quang đã làm thay đổi căn bản nhận thức của người dân, của chủ thể về tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, xác định rõ vai trò của liên kết sản xuất. Đồng thời, Chương trình phát huy hiệu quả sức mạnh cộng đồng, trí tuệ bản sắc địa phương để tạo ra nguồn sản phẩm phong phú hơn, bảo đảm về chất lượng, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động tại địa phương. Chương trình OCOP đã tạo sức lan tỏa rộng, từng bước khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh.
Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ thị trường Tết

Tết Nguyên đán đang đến gần, thời điểm này các cơ sở sản xuất OCOP tại Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất đóng gói sản phẩm để kịp thời phục vụ cho thị trường. Những năm qua, nhiều đầu tư thiết bị cải tiến mẫu mã, chất lượng nên các sản phẩm OCOP đã đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của đông đảo người tiêu dùng.
Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Hàng thủ công mỹ nghệ OCOP Việt Nam: Rất cần những bàn tay thiết kế

Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam thường được làm theo lối truyền thống, nhiều khi kiểu dáng đơn giản, còn khá sơ sài. Chính vì thế, ở nhiều nơi, người làm hàng thủ công mỹ nghệ mong muốn kết hợp với các họa sĩ thiết kế, để tạo ra được những sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng hơn.
Đồng hành đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Đồng hành đưa nông nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ

Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (One Commune One Product - OCOP) được ra đời với mục đích giúp cho sức mạnh nội tại của nông nghiệp địa phương được hỗ trợ và đẩy mạnh. Cũng từ lý do này, Báo Nhân Dân cho ra mắt Chuyên trang về OCOP với mong muốn góp phần đồng hành để giúp nông nghiệp Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ và vươn tầm thế giới.
Ổi lê Hoành Bồ: Từ bị vứt ven đường đến cây xóa nghèo

Ổi lê Hoành Bồ: Từ bị vứt ven đường đến cây xóa nghèo

Đến xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ấn tượng đầu tiên là những vườn ổi rộng mênh mông ngút tầm mắt, cây nào cũng trĩu trịt trái. Ít ai biết được, hơn 10 năm trước đây, cây ổi giống phát cho các hộ nông dân còn bị bỏ ngoài vườn, vì không ai tin rằng cây này sẽ đem lại sự khấm khá, no ấm cho người dân nơi đây.
Sữa thơm núi Ba Vì

Sữa thơm núi Ba Vì

Ba Vì nổi tiếng là vùng chăn nuôi bò sữa lâu đời, mảnh đất đã đi vào thơ ca và gắn với hình ảnh người anh hùng lao động Hồ Giáo. Trên mảnh đất giàu truyền thống và linh thiêng của núi Tản, sông Đà, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, hơn 10 năm qua, công ty Cổ phần sữa Ba Vì đã hình thành và phát triển không ngừng.
Đặc sản đà điểu Ba Vì

Đặc sản đà điểu Ba Vì

Là con vật dễ nuôi, không quá khó để chăm sóc, lại có sức đề kháng tốt, trên hết là giá trị kinh tế cao nên mô hình nuôi đà điểu tại Ba Vì đang được nhiều hộ dân phát triển, mang lại sự khởi sắc về kinh tế cho địa phương.
Những giọt mơ núi Tản

Những giọt mơ núi Tản

Rượu mơ núi Tản được kết tinh từ những quả mơ tươi trồng dưới chân ngọn Tản Lĩnh, thuộc dãy núi Ba Vì, huyện Ba Vì. Lên men tự nhiên với mật ong và nước khoáng từ 12-18 tháng giúp cho những giọt rượu tròn vị, dịu dàng khi được nếm thử.
[Ảnh] Vải thiều Lục Ngạn, sản phẩm OCOP nổi tiếng của Bắc Giang

[Ảnh] Vải thiều Lục Ngạn, sản phẩm OCOP nổi tiếng của Bắc Giang

Nhắc đến đặc sản Bắc Giang, vải thiều Lục Ngạn là cái tên không thể bỏ qua. Có nhiều địa phương trồng vải thiều, nhưng ít nơi nào có thứ vải thơm ngon, với vỏ mỏng, cùi dày, hạt nhỏ như ở Bắc Giang. Khi đến mùa, vải thiều Lục Ngạn luôn được tiêu thụ với số lượng lớn đến mọi tỉnh thành và đặc biệt xuất khẩu đi các nước.
[Infographic] Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

[Infographic] Bộ tiêu chí và Quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Theo Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/2/2023, bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm. Việc phân hạng dựa trên số điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm (tối đa 100 điểm), với xếp hạng từ 5 sao đến 1 sao.