Giữa khói lửa chiến tranh và hành trình xây dựng đất nước, bóng đá ở miền bắc giai đoạn 1954-1975 vẫn âm thầm phát triển và lan tỏa. Không chỉ là môn thể thao được yêu thích, bóng đá còn trở thành công cụ phục vụ cách mạng, nâng cao đời sống tinh thần và gắn kết cộng đồng trong những năm tháng đầy gian khó.
Hồ sơ Gene 304 là dự án truyền thông nhằm lan tỏa ký ức hào hùng của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chương trình mong muốn khơi dậy tình yêu lịch sử và lòng yêu nước trong thế hệ Gen Z và Gen Alpha trong kỷ nguyên mới.
Có một thời mà biết bao gia đình Việt Nam phải chịu cảnh ly tán. Một thời bom Mỹ trút trên mái nhà. Một thời mà những đứa trẻ đầu đội mũ rơm, lưng đeo vòng lá “ngụy trang”, men theo giao thông hào để đến trường. Tuổi thơ của họ gắn chặt với những lớp học trong bom đạn, sống xa cha mẹ và tập quen với việc tự lập. Họ là thế hệ lớn lên từ những ngày sơ tán…
Biệt động Sài Gòn là lực lượng đặc biệt tinh nhuệ, có lối đánh độc đáo, thích hợp đạt hiệu quả cao, gây tác động mạnh quân địch và có tiếng vang lớn cổ vũ khí thế chiến đấu của quân, dân thành phố và cả nước. Trong đó, cuộc tấn công vào các mục tiêu Tết Mậu Thân là đỉnh cao của lực lượng biệt động về nghệ thuật tổ chức chỉ huy, hợp đồng chiến đấu và tinh thần dũng cảm tuyệt vời của các chiến đấu viên.
Dài dọc con đường Trường Sơn không chỉ có hình bóng của những người lính Cụ Hồ, chặng đường ấy còn hằn in dấu chân của hàng nghìn nhà giáo ngày đêm hành quân từ miền bắc vào chi viện cho chiến trường miền nam thân yêu.
Nhỏ tuổi nhưng ý chí không nhỏ, 16 tuổi, nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Thị Bích Nga đã trực tiếp tham gia pháo kích vào trụ sở của Tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Việt Nam ngay tại Sài Gòn. 17 tuổi bị bắt vào tù, trải qua nhiều nhà giam của địch, bà vẫn kiên cường giữ vững ý chí cách mạng, không khuất phục trước mọi đòn tra tấn của địch.
Ngày 9/5, tại thủ đô Vientiane, Bộ Quốc phòng Lào tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025). Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm được mời làm diễn giả chính tại sự kiện.
Trận then chốt thứ ba, tiêu diệt địch rút chạy trên Đường số 7 từ ngày 17 đến ngày 24 tháng 3 năm 1975 đã thể hiện trình độ chỉ huy trong nắm tình hình, tổ chức sử dụng lực lượng, vận dụng phương pháp tác chiến, chiến thuật đánh truy kích tiêu diệt địch trong Chiến dịch Tây Nguyên.
Chiều 6/5, lễ mít-tinh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) được tổ chức trọng thể trong khuôn viên Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok, Thái Lan.
Cuốn hồi ký “Gia đình, bạn bè và đất nước” của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã trở thành một trong những ấn phẩm được bạn đọc tìm mua và yêu thích nhất trong dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Thậm chí, đã có sách giả, sách lậu ăn theo bản sách này.
Hòa chung không khí kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân mừng sự kiện trọng đại này đã giúp bà con kiều bào tại Pháp ôn lại dấu mốc lịch sử vĩ đại của dân tộc, trong đó có đóng góp quan trọng của phong trào yêu nước tại Pháp, đồng thời khích lệ thế hệ Việt kiều trẻ tuổi thêm gắn bó với quê hương.
Vào ngày 30/4/1975 lịch sử, bà con kiều bào tại Pháp vỡ òa trong niềm vui sướng khi biết tin miền nam được giải phóng. 50 năm sau, những gương mặt một thời gắn bó với phong trào yêu nước có dịp ôn lại những kỷ niệm không phai của quãng thời gian đấu tranh hết lòng vì Tổ quốc thân yêu tại cuộc gặp gỡ do Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) tổ chức ngày 4/5 nhân dịp mừng Đại thắng mùa Xuân 1975 tròn nửa thế kỷ.
Sau chặng đường dài từ Việt Nam, phụ san đặc biệt của Báo Nhân Dân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) đã có mặt tại nhiều nơi ở Pháp.
Ngày 3/5, ngày gần cuối của Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, dòng người xếp hàng nhận phụ san đặc biệt vẫn nối dài. Nhiều người không quản ngại xếp hàng để được cầm trên tay phụ san đặc biệt, cùng sống lại ký ức với ngày chiến thắng lịch sử 30/4 của 50 năm trước.
Ngày 30/4/1975 lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước - niềm vui vỡ òa, những giọt nước mắt sung sướng, những lời chúc mừng của bạn bè Pháp… đó là những kỷ niệm không bao giờ quên của các bác Việt kiều tại Pháp chia sẻ cùng nhân kỷ niệm 40 năm Ngày miền nam hoàn toàn giải phóng.
Trong nhiều tác phẩm xuất sắc đang được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật “Bài ca Thống Nhất” mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền nam, có 10 tác phẩm của họa sĩ Phạm Ngọc Liệu. Gia tài quý giá ấy được ông vẽ trên mảnh đất Vĩnh Linh, Quảng Trị anh hùng trong những năm tháng kháng chiến ác liệt chống đế quốc Mỹ.
Chưa tới 7 giờ sáng, bà Hoàng Thị Khánh, Trưởng ban liên lạc cựu tù chính trị và tù binh TP Hồ Chí Minh hối hả xử lý bộn bề công việc. Nội lực, tâm huyết của người phụ nữ chớm 80 tuổi này dường như chưa bao giờ bị dập tắt, kể cả trong giai đoạn khốc liệt nhất của chiến tranh, bị giam cầm, tù đày ở “địa ngục trần gian” Côn Đảo.
Chỉ trong vòng 50 giờ đồng hồ kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin, các y, bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã hoàn thành các ca ghép gan, ghép thận và bảo quản giác mạc, đánh dấu nỗ lực phi thường mang đậm tinh thần kỷ luật, tác phong quân đội Nhân dân Việt Nam.
Diễn ra trong không khí chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và kéo dài hết kỳ nghỉ lễ, triển lãm "Tự hào một dải non sông" (tại Nhà triển lãm số 45 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách từ khắp nơi đổ về tham quan, trải nghiệm.
Được xem Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) qua truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều kiều bào tại Thái Lan cảm thấy rất tự hào và có ấn tượng mạnh khi như được hòa cùng không khí hào hùng của đất nước.
Sáng 30/4, dù thời tiết nắng gắt, hình ảnh nhiều người dân, đặc biệt là các cựu chiến binh với bộ quân phục chỉnh tề, ngồi ngay ngắn dưới nắng để theo dõi từng tiết mục trong buổi lễ đã khiến nhiều người xúc động.
Giữa những ngày tháng 4 lịch sử, ông Nguyễn Đức Thọ, nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn Z.23, Lữ đoàn 316, lặng lẽ trở lại dòng Rạch Chiếc. Nơi này, 50 năm trước, máu của hơn 50 đồng đội của ông đã nhuộm đỏ dòng nước trong trận đánh sinh tử giữ cầu Rạch Chiếc - cửa ngõ phía đông Sài Gòn.
Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, người dân các tỉnh, thành phố không quản ngại đường xa đến trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) tham quan Triển lãm tương tác và nhận tờ phụ san đặc biệt.
Những ngày qua, báo chí Campuchia đăng tải nhiều tin, bài, phản ánh đậm nét về lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước của Việt Nam (30/4/1975-30/4/2025), cũng như mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam-Campuchia.
Tự nhận mình là đứa con ngỗ nghịch nhất nhà, chỉ dám nhìn ba mình - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (nhà thầu khoán Dinh Độc Lập Mai Hồng Quế) từ xa, nhưng những gì mà anh Trần Vũ Bình đã và đang làm, lại rất đặc biệt với tâm nguyện: “muốn trả cho ba sự thật về cuộc đời ông”.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Quang Long đã có cuộc trả lời phỏng vấn Báo Cubadebate về ý nghĩa lịch sử của sự kiện này.
Sáng 1/5, mặc dù trời mưa lớn và kéo dài trong nhiều giờ nhưng nhiều người dân vẫn có mặt từ sớm để tham quan Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước do Báo Nhân Dân tổ chức.
Dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung là một trong những ca khúc không chỉ được trình diễn nhiều nhất ở các chương trình nghệ thuật lớn nhỏ, mà còn được nghe nhiều nhất trên các nền tảng.
Ngày 1/5/1975, được tin chiến thắng từ Sài Gòn và các địa phương khác cổ vũ, quân và dân các tỉnh còn lại là Chương Thiện, Cà Mau, Long Xuyên, Châu Đốc, Kiến Tường, Bến Tre đã tiến hành giải phóng hoàn toàn địa phương.
Những ngày này, khắp mọi miền Tổ quốc ngập tràn không khí hân hoan, tự hào khi các tầng lớp nhân dân cùng nhau chung vui hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Từ bắc vào nam, nơi đâu cũng rộn ràng những chương trình giàu ý nghĩa - như những thanh âm rực rỡ trong bản hùng ca bất tận về hòa bình, độc lập và khát vọng dựng xây đất nước.