Biểu tượng G20 tại Rio de Janeiro (Brazi;) hồi tháng 11 năm ngoái. (Ảnh: THX/TTXVN)

Hội nghị cấp bộ trưởng G20: Vì sự phát triển bền vững toàn cầu

Hội nghị cấp bộ trưởng G20 đang diễn ra tại Nam Phi đặt trọng tâm là huy động nguồn lực và phương tiện thực thi cần thiết để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc, trong bối cảnh nhiều mục tiêu then chốt về phát triển bền vững bị đình trệ hoặc thậm chí thụt lùi.

Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại Cairo, Ai Cập, ngày 8/1/2022. (Ảnh: THX/TTXVN)

Sáng kiến hỗ trợ phát triển

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) mới đây công bố báo cáo cho biết, khoảng một tỷ người dân châu Phi vẫn sử dụng củi, than và các loại nhiên liệu thô sơ để nấu ăn. Xét trên quy mô toàn cầu, con số này lên tới hai tỷ người. Đây là một thực trạng đe dọa sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen. (Ảnh: TTXVN)

EU tăng cường tự chủ chiến lược

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen vừa công bố đề xuất ngân sách mới của Liên minh châu Âu (EU) cho giai đoạn 2028-2034 với tổng trị giá 2.000 tỷ euro.

Quang cảnh cảng hàng hóa ở California, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

EU trước vòng xoáy thuế quan với Mỹ

Liên minh châu Âu (EU) thông báo hoãn áp dụng các biện pháp trả đũa thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ đến ngày 1/8, thay vì từ ngày 14/7 như kế hoạch công bố trước đó. Thông báo được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố từ đầu tháng 8/2025 áp thuế nhập khẩu 30% đối với hàng hóa từ EU.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim phát biểu tại Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58). (Ảnh: BNG)

Động lực mạnh mẽ để ASEAN củng cố vai trò trung tâm và thúc đẩy thương mại đa phương

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58) diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia ra thông cáo chung, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, có thể dự đoán trước, minh bạch, toàn diện, tự do, công bằng và bền vững, với Tổ chức Thương mại thế giới đóng vai trò cốt lõi.

Biển chỉ hướng cho du khách đi vào khu vực Schengen tại sân bay quốc tế Henri Coanda, Romania ngày 31/3/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ba Lan áp đặt kiểm soát biên giới với Litva và Đức, câu hỏi về tương lai của Schengen

Ba Lan vừa tuyên bố tái áp đặt kiểm soát biên giới với Đức và Litva. Trong bối cảnh rào cản tại biên giới giữa các nước liên tiếp được dựng lên trong thời gian gần đây, Khu vực tự do đi lại Schengen - biểu tượng cho sự hội nhập và bản sắc chung châu Âu, đang đối mặt thách thức chưa từng có kể từ khi ra đời cách đây 40 năm.

Thiệt hại do lũ lụt tại hạt Kerr, bang Texas, ngày 5/7/2025. (Ảnh: The Texas Tribune)

Hồi chuông báo động về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu

Thiên nhiên đang dồn dập gióng hồi chuông báo động về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu hiện nay. Khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, cực đoan dần trở thành điều “bình thường mới”, các hệ thống phòng ngừa, ứng phó cũng đứng trước yêu cầu cải tổ để trở nên hiệu quả hơn, nhằm bảo đảm an toàn cho cộng đồng.

Hội nghị cấp bộ trưởng G20: Vì sự phát triển bền vững toàn cầu
Sáng kiến hỗ trợ phát triển
Thành quả ngọt ngào sau 10 năm đàm phán giữa EU và Indonesia
Sử dụng AI hiệu quả và an toàn
EU tăng cường tự chủ chiến lược
Nguy cơ lỡ hẹn với các mục tiêu phát triển bền vững
EU trước vòng xoáy thuế quan với Mỹ
Động lực mạnh mẽ để ASEAN củng cố vai trò trung tâm và thúc đẩy thương mại đa phương
Ba Lan áp đặt kiểm soát biên giới với Litva và Đức, câu hỏi về tương lai của Schengen
Hồi chuông báo động về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng khí hậu
Bộ trưởng Ngoại giao Canada Anita Anand tiếp Chủ tịch Tập đoàn Mitsui & Co Tatsuo Yasunaga trong chuyến thăm Nhật Bản. (Nguồn: X)

Ưu tiên chiến lược

Chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao Canada Anita Anand đến Nhật Bản và Malaysia được xem là nhằm nâng cao hiệu quả trong cách tiếp cận ngoại giao và thương mại đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một chiến lược được Ottawa ưu tiên.

Ứng cử viên Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung của đảng Dân chủ sau khi bỏ phiếu sớm bầu Tổng thống tại điểm bầu cử ở Seoul ngày 29/5. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)

Tổng thống Hàn Quốc với sứ mệnh duy trì sự đoàn kết, thịnh vượng

Tổng thống Lee Jae Myung đánh dấu tròn một tháng nhậm chức bằng việc công bố một kế hoạch táo bạo, quyết liệt với ưu tiên hàng đầu là tái thiết nền kinh tế và khôi phục sinh kế của người dân. “Làn gió mới” mà người đứng đầu Nhà Xanh mang lại được kỳ vọng sẽ đưa Xứ sở Kim chi trở lại quỹ đạo phát triển ổn định, thịnh vượng.

Quốc kỳ Canada tung bay tại Đồi Quốc hội ở Ottawa. (Ảnh: Chính phủ Canada)

Canada với nỗ lực định hình bản sắc dân tộc

Vào thời điểm then chốt khi đất nước Canada phải đối mặt với những áp lực lớn từ bên ngoài liên quan bản sắc, chủ quyền và kinh tế, một làn sóng tự hào dân tộc mạnh mẽ đang dấy lên, thể hiện rõ nhất trong các lễ kỷ niệm Ngày Canada năm nay. Quốc gia Bắc Mỹ này đứng trước thách thức định hình bản sắc dân tộc.

Đại lộ Reforma ở thủ đô của Mexico. (Ảnh: XINHUA)

Vị thế nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latin

Mexico được OECD đánh giá là quốc gia dẫn đầu tổ chức này trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo tương đối trong giai đoạn 2012-2021. Với việc chính quyền nước này công bố thành lập 15 “Trung tâm phát triển kinh tế bền vững” đã mở ra cơ hội mới thu hút dòng vốn đầu tư chiến lược trong giai đoạn chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hội nghị FFD4 được tổ chức tại Seville (Tây Ban Nha) với sự tham dự của khoảng 50 nhà lãnh đạo thế giới. (Ảnh: XINHUA)

Lời hứa toàn cầu cho phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhiều thách thức, Hội nghị quốc tế của Liên hợp quốc về tài trợ cho phát triển toàn cầu lần thứ 4 (FFD4) được kỳ vọng là cột mốc mới “thay đổi hướng đi”, nhằm huy động và phân bổ hiệu quả nguồn lực phục vụ phát triển.

Họa sĩ robot Ai-Da vẽ tranh tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Trí tuệ nhân tạo tại Geneva, Thụy Sĩ, ngày 30/5/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

AI và bài toán năng lượng

Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI) với những đóng góp và tiến bộ vượt bậc về công nghệ, góp phần thay đổi thế giới; tuy nhiên, giới khoa học lại bày tỏ lo lắng khi ngành công nghiệp này ngốn một lượng điện khổng lồ, có thể trở thành một trong những nguyên nhân chính làm cạn kiệt tài nguyên năng lượng toàn cầu.

Hiện trường cuộc không kích của Israel xuống Damascus, Syria. (Ảnh: THX/TTXVN)

Giai đoạn tái thiết quan trọng ở Syria

Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo đã phê duyệt hơn 1 tỷ USD cho các dự án cơ sở hạ tầng và tái thiết ở Iraq, Syria và Liban, trong đó, số tiền mà định chế tài chính toàn cầu này dành cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá 14 năm qua, là 146 triệu USD. 

Yemen hiện đang phải vật lộn với nạn đói và suy dinh dưỡng, chủ yếu là do các cuộc xung đột đang diễn ra, khủng hoảng kinh tế và thảm họa khí hậu, khiến hàng triệu người dễ bị tổn thương trước nguy cơ nạn đói. (Ảnh: UNWFP)

Nạn đói cận kề tại Yemen và Nam Sudan

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói đang cận kề tại Yemen và Nam Sudan - hai quốc gia nhiều năm chìm trong bất ổn. Tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng tại đây xuất phát từ xung đột kéo dài, suy thoái kinh tế, tác động của biến đổi khí hậu và sự sụt giảm nguồn viện trợ quốc tế.

(Ảnh: Getty Images)

Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có uy tín quốc tế

BRICS là diễn đàn quan trọng để các nước nam và đông bán cầu tìm kiếm các quan điểm chung, xây dựng sân chơi chung, chính sách chung, phối hợp với nhau, trong đó vai trò của Việt Nam là khá lớn, với tư cách quốc gia đang phát triển mạnh mẽ, có uy tín quốc tế, có quan hệ tích cực với các nước khác trong khu vực.

EU mong muốn tăng cường hợp tác với châu Phi trong nhiều lĩnh vực. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quan hệ EU và châu Phi: Đồng hành cùng phát triển

Quan hệ giữa EU và châu Phi đang chứng kiến bước ngoặt lịch sử khi nhanh chóng chuyển dịch từ mô hình viện trợ phát triển đơn thuần sang hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Bước chuyển này không chỉ mở ra cơ hội phát triển mới cho Lục địa đen, mà còn giúp các nước EU giải những bài toán khó về di cư và năng lượng.

Hội chợ đầu tư và thương mại quốc tế Trung Quốc lần thứ 24. (Ảnh minh họa: XINHUA)

Bức tranh thương mại thế giới năm 2025 nhiều màu tối

Báo cáo mới vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố cho thấy căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu (FDI) năm 2024 giảm năm thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, bức tranh thương mại thế giới năm 2025 được dự báo nhiều gam màu tối.

Một nhà máy lọc dầu ở Dammam, Saudi Arabia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nguy cơ khủng hoảng năng lượng

Các cuộc tấn công trả đũa liên tiếp giữa Israel và Iran những ngày qua gây bất ổn an ninh khu vực nghiêm trọng và làm dấy lên lo ngại về một cú sốc kinh tế mới. 

Người dân chờ nhận lương thực viện trợ ở thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza ngày 30/3/2024. (Ảnh: THX/TTXVN)

Cuộc khủng hoảng kép về nhân đạo

Công tác nhân đạo đang đứng trước cuộc khủng hoảng kép khi vừa eo hẹp về kinh phí lẫn nhân sự, vừa bị cản trở bởi bạo lực. Một nghịch lý là trong khi các cuộc xung đột gia tăng về mức độ nghiêm trọng tại nhiều nơi thì Liên hợp quốc lại buộc phải cắt giảm đáng kể hoạt động viện trợ nhân đạo toàn cầu.

(Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN)

Quan hệ đối tác an ninh Mỹ, Anh và Australia: Thỏa thuận gặp thử thách

Tương lai và tiến trình triển khai thỏa thuận về quan hệ đối tác an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia, còn gọi là hiệp ước AUKUS, ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang đứng trước thử thách mới, khi mà, Chính quyền Tổng thống Mỹ thông báo xem xét lại thỏa thuận lịch sử ba bên, vốn rất được cả Australia và Anh coi trọng.

Hiện trường cuộc không kích của Israel xuống Damascus, Syria. (Ảnh: THX/TTXVN)

EU cung cấp gói viện trợ hơn 200 triệu USD: Thông điệp ủng hộ tái thiết Syria

Liên minh châu Âu vừa công bố gói viện trợ hơn 200 triệu USD dành cho Syria sau khi nước này được dỡ bỏ cấm vận. Dù chỉ như “muối bỏ bể” so với nhu cầu khoảng 500 tỷ USD để tái thiết đất nước sau hơn 14 năm chìm trong xung đột, nhưng gói viện trợ lại thể hiện thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ của EU đối với Syria.