Đạo diễn Nguyễn Thành Paven trong một lần tác nghiệp.

Hãy chạm tim mình vào “kho báu xanh”

Đạo diễn, nhà làm phim trẻ Nguyễn Thành Paven là một trong ít những nhà làm phim trẻ thế hệ 9X làm việc quên thời gian và có thể vượt núi băng rừng hàng tuần để ghi lại bằng được những khoảnh khắc vàng của “kho báu xanh”.

“Vào chùa”, Acrylic, 120x80cm.

Lời Kinh Bắc của họa sĩ Đỗ Bảng

“Xẩm Chợ” triển lãm tranh lần thứ hai của họa sĩ Đỗ Bảng (Đỗ Hữu Bảng), vừa diễn ra tại triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. 24 tác phẩm tại đây mang dấu ấn sâu sắc trong hành trình sáng tác hơn ba thập kỷ vừa qua, đa sắc màu và lộng lẫy ánh sáng văn hóa vùng Kinh Bắc.

Bia di tích tại Đền thờ Tham tán Lê Đình Dật.

Giữ lấy Căn cứ kháng chiến Đầm Đen

Đáp lại lời hiệu triệu của Vua Hàm Nghi với ngọn cờ Cần Vương, Tham tán Lê Đình Dật đã về quê hương trung du, dấy binh tụ nghĩa, lập căn cứ nơi núi rừng, vượt sông Hồng, sông Lô, tổ chức các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp.

Tác giả Giai Du nhận giải cao nhất Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ nhất.

“Thế giới thẩm mỹ trẻ em là vùng đất không dễ chinh phục”

Vượt qua hơn 600 tác phẩm từ khắp các tỉnh, thành phố và nhiều quốc gia, Giai Du - cây bút trẻ 24 tuổi - đã xuất sắc giành Giải nhất tại Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất với bản thảo tập truyện dài “Nên làm gì khi trời nổi gió”. Thời Nay đã có cuộc trò chuyện cùng tác giả trẻ về cảm hứng tuổi thơ chưa bao giờ vơi cạn.

Nhà báo Alăng Ngước cùng mẹ.

Khi nhà báo hát tri ân dân tộc mình

Nhà nghèo nhưng nỗ lực vượt khó, không ngừng tự học, nhà báo Alăng Ngước, sinh năm 1990, người con của dân tộc Cơ Tu (Đông Giang, Quảng Nam) đã trở thành cây bút phóng sự giỏi nghề. Gần đây, anh nhận thêm sự trân trọng khi ra mắt MV “Kỷ vật của Ama” để tri ân gia đình và đồng bào.

NSƯT Nguyễn Đức Tú giới thiệu về những chiếc mão do ông tạo tác. Ảnh: DƯƠNG NAM

Lửa hát ca còn sáng trên sắc áo

10 năm đứng trên sân khấu chuyên nghiệp, ông đã giành được nhiều giải thưởng quan trọng và được trao tặng danh hiệu NSƯT. Năm 1991, đoàn giải thể, ông Tú trở về địa phương. Tuy nhiên, ngọn lửa nghề trong ông chưa bao giờ ngừng cháy.

Nhà thơ, nhà báo Thuận Hữu chia sẻ tại lễ ra mắt sách của ông và người bạn - tác giả Phan Đức Nhạn. Ảnh: NXB HỘI NHÀ VĂN

Ẩn trong vỏ đá đầy hoa

Tập thơ “Nhặt dọc đường” (NXB Hội nhà văn) ra mắt gần đây được đánh dấu như cuộc trở lại, trở về cùng thơ ca của nhà báo, nhà thơ Thuận Hữu.
Cần sớm có bộ quy chuẩn về an ninh cho các bảo vật quốc gia.

Báo động đỏ trong bảo vệ bảo vật quốc gia

Bảo vật quốc gia Ngai vua triều Nguyễn bị một đối tượng phá hoại ngay tại Điện Thái Hòa, khu vực trung tâm Đại nội Huế. Dù được ngăn chặn kịp thời, sự cố đã để lại hậu quả nghiêm trọng và dấy lên cảnh báo về lỗ hổng an ninh di sản.
Một số tập thơ viết về Bác Hồ của nhà thơ Nguyễn Hưng Hải, thể hiện lòng kính yêu và cảm hứng thiêng liêng từ Người.

Bác là mạch nguồn khơi sáng cho thơ

Với lòng kính yêu, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải (Phú Thọ) đã lựa chọn sáng tác về Chủ tịch Hồ Chí Minh là mạch cảm xúc chủ đạo. Ông không ngừng mài giũa mình và nhủ lòng phải tích cực, viết hay hơn nữa về vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Sắc hoa ngô đồng trong Đại Nội. Ảnh: ĐÌNH HOÀNG

Cần giữ “di sản sống” trong Đại Nội

Hoa ngô đồng là một phần không thể thiếu trong văn hóa cung đình Huế. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đưa giống cây này từ Quảng Đông (Trung Quốc) về trồng trong “tử cấm thành”.
Hãy chạm tim mình vào “kho báu xanh”
Lời Kinh Bắc của họa sĩ Đỗ Bảng
Giữ lấy Căn cứ kháng chiến Đầm Đen
“Thế giới thẩm mỹ trẻ em là vùng đất không dễ chinh phục”
Khi nhà báo hát tri ân dân tộc mình
Lửa hát ca còn sáng trên sắc áo
Ẩn trong vỏ đá đầy hoa
Báo động đỏ trong bảo vệ bảo vật quốc gia
Bác là mạch nguồn khơi sáng cho thơ
Cần giữ “di sản sống” trong Đại Nội
Sách giấy vẫn là phương tiện gần gũi, thân thuộc trong nhiều bối cảnh đời sống. Ảnh: Học sinh chọn sách trong một hoạt động tại Thư viện tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: DƯƠNG XUÂN

Giúp sách giấy “tự tin” trong kỷ nguyên số

Trong thời đại số hóa ngày nay, chúng ta có thể tiếp cận thông tin từ vô vàn nguồn khác nhau như từ sách, báo chí, video, âm thanh cho đến mạng xã hội... Tuy nhiên, đọc sách vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân và mở rộng kiến thức.
Một góc triển lãm.

Hiện đại hóa hào khí Bạch Đằng mừng kỷ niệm

“Từ chiến thắng Bạch Đằng đến đại thắng 30/4/1975”, triển lãm điêu khắc - sắp đặt của họa sĩ Lê Hữu Hiếu đang diễn ra trong không gian quảng trường tại trung tâm TP Hồ Chí Minh. Những sáng tạo đồ sộ của họa sĩ và ê-kíp gợi ra nhiều suy ngẫm về lịch sử hào hùng và dòng chảy bền lâu của khí phách dân tộc trong thời đại mới.
Họa sĩ Tô Bích Hải bên cụm tác phẩm sắp đặt “Totem”.

Người truyền mộng

Họa sĩ Tô Bích Hải năm nay đã gần 80 tuổi. Sinh sống chủ yếu ở Pháp nhưng trong những năm gần đây, bà dành nhiều thời gian về Việt Nam sáng tác và làm từ thiện. Cũng là một cơ duyên với người bạn thân - họa sĩ Lê Bá Đảng, Tô Bích Hải đã có những triển lãm cá nhân tại quê nhà, mới đây là triển lãm “Nguồn cội” tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Đây có thể coi là một cuộc tổng kết những thành quả hội họa và điêu khắc, mang đến cho người xem một Tô Bích Hải - người luôn đi giữa thực và hư.
Tranh của họa sĩ XUÂN QUYỀN

Bốn người kể mơ ước tháng Tư

Tháng Tư mang đến nhiều cảm xúc trên những ngày xuân ấm bước dần về cuối, chờ mở ra cuộc chuyển mình mạnh mẽ của mùa mới. Đó cũng là khi từ nửa thế kỷ qua, tháng Tư còn trở thành mốc thời gian mang tính biểu tượng hào hùng. Tháng Tư gợi nhớ về thống nhất, hòa hợp. Tháng Tư mở ra những hy vọng cho tương lai sáng tươi.
Phim“Địa đạo” kể một căn tính của người Việt Nam

Phim“Địa đạo” kể một căn tính của người Việt Nam

Kể lại câu chuyện về những con người trong cuộc đấu tranh sinh tồn, bám trụ đến cùng với địa đạo Củ Chi…, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên chia sẻ: “Dù có 100 triệu đô để làm phim thì tác phẩm ấy vẫn phải có cái nhìn của người Việt Nam, khẳng định danh tính người Việt, tiếng nói của người Việt”.
Một số tác phẩm của họa sĩ Đặng Tiến vẽ từ truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

Hội tụ đông đảo cùng “Gốm Thiệp”

“Ai cũng biết trong văn học của Thiệp thì giàu nhiều chất khác nhau, trong đó chất nhân ái, tình người trắc trở là đậm nhất. Và chính vì lý do đó làm cho người họa sĩ khi vẽ, có nhiều ý tưởng. Truyện nào của ông ấy cũng có thể vẽ năm bảy bức tranh minh họa, chứ không phải một cái…” - Họa sĩ Lê Trí Dũng vừa hào hứng bày cho chúng tôi xem những tác phẩm gốm sáng tác theo truyện của Nguyễn Huy Thiệp, vừa kể…
Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ ký tặng sách cho đồng chí Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TRỊNH BÌNH

Mãi dâng đời bài ca phương nam

Thuở nhỏ, nhạc sĩ Lư Nhất Vũ được hai thầy là hai nhạc sĩ Lê Thương và Phạm Duy Nhượng dạy văn hóa. Biết ông muốn học viết nhạc, hai thầy khuyên nhạc sĩ cố gắng trau dồi học vấn. Hai người thầy cho rằng, môn âm nhạc rất trừu tượng, rất “siêu phàm”, nó chỉ hạp với “tâm linh” một số người.
Một hoạt động lễ hội văn hóa của người đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện A Lưới, thành phố Huế.

Tìm cách mới giữ sử thi "A Chất"

Nhiều năm qua, đã có những nỗ lực trong việc khôi phục sử thi "A Chất" ở vùng đồng bào Tà Ôi, Pa Cô tại huyện A Lưới, thành phố Huế. Nhưng trong bối cảnh mới, cần có những cách thức hiện đại hơn nhằm phát huy giá trị tác phẩm này.
Văn học chiến tranh cách mạng vẫn còn những vỉa quặng quý

Văn học chiến tranh cách mạng vẫn còn những vỉa quặng quý

Hướng tới ngày kỷ niệm lớn của dân tộc, NXB Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức hội thảo khoa học “50 năm văn học, nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); Thành tựu, những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đại tá, nhà văn Phạm Văn Trường - Giám đốc, Tổng Biên tập NXB (ảnh) chia sẻ với Thời Nay.
Nhà thơ Mai Quỳnh Nam (bên trái) cùng đồng nghiệp trong một sự kiện văn nghệ. Ảnh: ANH QUÂN

Mơ ngày mai trở thành thi sĩ

Đó là năm 1964, sau khi Mỹ ném bom Hà Nội, chúng tôi đi sơ tán cùng một ngôi làng ở xã Cát Quế, huyện Hoài Đức. Bạn tôi, Mai Quỳnh Nam học lớp 5, hơn tôi một lớp. Hồi đó bạn làm thơ ghi trên quyển vở giấy ô ly ngả mầu, phía sau nhãn vở lớp 5, trang cuối vở có 4 câu thơ: thuở còn thơ đã yêu thơ/đêm đêm bên mẹ vẫn nằm mơ/mơ ngày mai trở thành thi sĩ/nên thích làm thơ thích đọc thơ.
Họa sĩ đang hoàn thành một bức tranh khổ lớn.

Mầu son nhọc nhằn nhưng vương vấn

Gần 20 năm âm thầm, vẽ như một cách khám phá mình, họa sĩ Phạm Ngọc Mỵ mới tổ chức triển lãm cá nhân mang tên “Nét son” (diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từ ngày 2 đến 11/3). Đam mê từng hạt bụi vàng, bụi bạc lấp lánh, mỗi bức tranh của chị đều là sự tỉ mỉ, khổ luyện… để lưu lại góc nhìn cuộc sống bình dị, thân thương cùng lời nhắn nhủ mọi người: “Văn hóa truyền thống tuy nhọc nhằn nhưng bền vững với thời gian”.
Nhà văn Phùng Văn Khai (phải) tặng nhà thơ Hữu Thỉnh cuốn tiểu thuyết mới “Trưng nữ vương”.

Đau đáu với văn học về lịch sử dân tộc

Một buổi sáng hẹn gặp, tôi đã hỏi nhà thơ Hữu Thỉnh những câu chuyện về văn nghệ sĩ, cuộc đời, sáng tác của họ và nhất là muốn lắng nghe sự đánh giá của ông về thế hệ văn nghệ sĩ chống Pháp, chống Mỹ và sau dấu mốc Đổi mới 1986. Ông cũng đang tâm huyết viết các chân dung văn học, những gương mặt nổi trội, các tác phẩm gây tiếng vang, tạo sức nặng cho một nền văn học.
Họa sĩ Trần Đại Thắng với cuốn “Lịch sử Việt Nam bằng hình” do Đông A phối hợp NXB Đại học Sư phạm ấn hành.

Nuôi khát vọng Đông A

Từng vẽ minh họa cho 5.000 bìa sách, trước khi bước vào lĩnh vực xuất bản, với tư cách là người làm sách, Trần Đại Thắng tiếp tục nuôi ước mơ làm nên những ấn bản đẹp, vừa cập nhật thị trường, kinh nghiệm làm sách của thế giới, vừa gửi gắm chất Việt trong những ấn bản.
Ngày thơ Việt Nam 2024 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Ảnh tư liệu

Ngày thơ cất lên bài ca thống nhất, phát triển

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 chuẩn bị diễn ra với nhiều hoạt động được tổ chức tại các tỉnh, thành phố. Mong ước chung của các nhà tổ chức và thể hiện là sự hưởng ứng của đông đảo bạn đọc, công chúng trong bối cảnh thơ ca chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ nhiều loại hình giải trí, nghe nhìn khác.
Chủ tế Vũ Thị Ngọc Huyền đọc chúc.

Vẻ đẹp nữ sinh nơi Đền Mẫu Âu Cơ

Lễ Tế nữ quan là một nghi lễ thiêng liêng, quan trọng bậc nhất trong Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ). Lễ hội của Đền vừa diễn ra sáng ngày mồng 7 tháng Giêng với nhiều hoạt động và nghi lễ mang đậm những nét đẹp văn hóa truyền thống. Trong đó, nghi lễ Tế nữ quan là hoạt động nổi bật và là điểm nhấn đặc sắc.
Gia đình ông Nguyễn Tuấn Khoa - con trai của nhà thơ Thâm Tâm tại đường Thâm Tâm. Ảnh: GIA ĐÌNH CUNG CẤP

Đường Thâm Tâm trong lòng Đà Nẵng

Sau Hà Nội, Hải Dương, thì Đà Nẵng là địa phương thứ ba sớm chọn đặt tên đường nhà báo, nhà thơ, liệt sĩ Thâm Tâm (1917-1950, tên thật Nguyễn Tuấn Trình) - tác giả bài thơ “Tống biệt hành” nổi tiếng.
Thi tài cùng tiếng Việt

Thi tài cùng tiếng Việt

Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường đại học Công nghiệp Hà Nội vừa tổ chức Cuộc thi Khám phá tiếng Việt và văn hóa Việt Nam.
Cảnh trong vở diễn.

Tác phẩm của Nguyễn Dữ lên sân khấu

Nằm trong chương trình dài hơi Sân khấu học đường, Nhà hát Kịch Hà Nội vừa báo cáo vở kịch “Người con gái Nam Xương” do Giám đốc NSND Trung Hiếu viết kịch bản và dàn dựng. Vở diễn dựa theo truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” trong tập “Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, tác phẩm nổi tiếng trong văn học Trung đại Việt Nam, ra đời vào thế kỷ 16.
Họa sĩ Công Quốc Hà bên các tác phẩm của mình.

Còn những bức tranh ngập tràn ánh sáng

Họa sĩ Công Quốc Hà (sinh năm 1955, tại Hà Nội) sau thời gian dài sống ở Thụy Điển, mới trở về Hà Nội hơn hai năm nay. Ông vừa đột ngột rời cõi tạm, bỏ lại căn phòng nhỏ với những bức tranh, các tác phẩm điêu khắc… phản ánh tính cách của ông: Kiên nhẫn, tỉ mỉ và không ngừng tìm tòi, sáng tạo giá trị mới mẻ.
Bà Phạm Thị An lên Cao Bằng thăm mộ chồng - nhà thơ, nhà báo, liệt sĩ Thâm Tâm (1917-1950).

Mẹ tôi “Bà Thâm Tâm”

Ông ngoại tôi được bổ làm quan ở Hải Dương, cả nhà phải theo ông về đấy mấy năm trời. Chính ở Hải Dương, các chị của mẹ tôi và bố tôi quen nhau, cùng học và thân thiết, khi về Hà Nội thì bố mẹ tôi nên duyên. Đám cưới của bố mẹ tôi có nhiều văn nghệ sĩ thời đó tham dự, có đủ mặt ngũ hổ và tam anh (các ông Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Bính, Trần Huyền Trân), Tô Hoài, Bùi Hạnh Cẩn…
Họa sĩ Đoàn Quốc bên các tác phẩm mầu nước của mình.

Nâng tầm mầu nước

Ở tuổi 28, họa sĩ Đoàn Quốc (quê Quảng Ngãi) đã ngót một thập kỷ gắn bó với tranh mầu nước và đặc biệt tâm huyết với việc sáng tạo từ nguồn cảm hứng văn hóa truyền thống Việt Nam.
Nét quê trong lòng phố

Nét quê trong lòng phố

Huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng làng văn hóa đặc trưng” tại thôn Phong Nam (xã Hòa Châu) và thôn Bồ Bản (xã Hòa Phong), nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần cho người dân nơi đây.
Các nhà văn đi thực tế, gặp gỡ bộ đội và người lao động tại Gia Lai. Ảnh: QUANG HƯNG

Đừng để trí tuệ nhân tạo đi ngược lại sáng tạo văn chương

Chúng ta nhìn nhận AI là công cụ giúp con người đưa ra ý tưởng, nhưng không ai có thể bảo đảm được tính sáng tạo cá nhân một cách thuần túy. Người viết tự trọng sẽ hiểu được tác phẩm văn chương có chiều sâu đòi hỏi phải có tư chất thiên phú, kinh nghiệm, cảm xúc, tư tưởng cá nhân và cách AI có thể can thiệp vào quá trình sáng tác của mình.
Hội ngộ mới của niềm đam mê văn chương

Hội ngộ mới của niềm đam mê văn chương

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đã gọi những người có mặt trong cuộc ra mắt sách và giao lưu là những “người tình” của các nhà thơ Hàn Quốc bởi những lý do đặc biệt có liên quan đến sự tương tác đặc biệt giữa những người cầm bút của hai đất nước. Sự kết nối mới lần này qua tập thơ song ngữ “Chúng ta có thể suốt đời chờ nhau” tiếp tục mở ra những kỳ vọng làm đa dạng hơn mối quan hệ văn chương, văn hóa hai nước.
Bí mật long lanh trên chặng cuối suy tàn

Bí mật long lanh trên chặng cuối suy tàn

Những ngày cuối nằm bệnh, nhà thơ Trần Quang Đạo kịp in hai tập thơ song ngữ Việt - Anh “Mật thi” và “Nhẫn trăng” (NXB Hội Nhà văn). “Nhẫn trăng” gom nhiều bài thơ cũ, viết đã lâu, giản dị, mộc mạc ở những tháng năm đầu chạm vào nghiệp văn bút. “Mật thi” là chặng sáng tác thời gian qua, từ sau “Bay trong mơ” - tập thơ được giải Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019 và cũng năm đó, nhận Giải thưởng ASEAN.
Đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh (trái) cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Mong “Ngày xưa có một chuyện tình” là một “vị” khá lạ

“Đề tài tình yêu không bao giỡ cũ! Cuộc sống tuy gấp gáp nhưng chúng ta lại mong tình yêu sẽ lắng đọng và được đồng cảm, đó là chia sẻ của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh khi nói về lợi thế của “Ngày xưa có một chuyện tình” - tác phẩm điện ảnh thứ 3 của anh, được chuyển thể từ chuyện dài cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm là bộ phim duy nhất của Việt Nam tranh giải ở hạng mục Phim dài tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội.
Họa sĩ Nguyễn Ký (thứ 5 từ trái sang) cùng các học sinh vẽ tham gia Festival Nghệ thuật châu Á tháng 7/2024.

“Nguệch ngoạc hồn nhiên” trên giấy trắng thần tiên

Trong hàng trăm cơ sở dạy mỹ thuật tư nhân cho thiếu nhi ở khắp Thủ đô, Xưởng vẽ Nguệch Ngoạc sắp tròn 10 năm thành lập nhưng đã mở được ba cơ sở và kết nối liên tục được với các xưởng vẽ cá nhân của nhiều họa sĩ đương đại có tên tuổi. Chúng tôi có dịp trò chuyện với nữ giám đốc trẻ của xưởng vẽ là cô giáo, nữ họa sĩ trẻ Nguyễn Ký (sinh năm 1989).
Show thực cảnh “Ấn tượng Hội An” mang đến những trải nghiệm đặc sắc cho du khách. Ảnh: LÊ MINH

Để nghệ thuật biểu diễn “hái ra tiền”

Không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo còn là một “kênh truyền dẫn” hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá, lan tỏa bản sắc, giá trị văn hóa dân tộc, kiến tạo hình ảnh đất nước, xây dựng thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.
Chiếc gùi đan 5 ngày mới xong. Ảnh: PHẠM PHƯỚC

NTơr Ha Bang, tài hoa đan lát ở Đam Rông

Từ lâu, tôi đã nghe về tài đan lát của đồng bào M’Nông sống tại Nam Tây Nguyên, với những sản phẩm cầu kỳ tinh xảo. Khi vừa đặt chân đến miền đất đại ngàn, tôi liền hỏi thăm để được tận mắt chiêm ngưỡng. Dẫn đường cho tôi là cô gái M’Nông hết sức nhiệt tình tên K Dim.